Theo 4 nguồn tin của Reuters, Toyota sẽ cho ra mắt một mẫu sedan cỡ nhỏ chạy hoàn toàn bằng điện ở Trung Quốc vào năm sau, sử dụng công nghệ của đối tác Trung Quốc là BYD.
Trong đó, 2 nguồn tin cho rằng mẫu xe điện này sẽ là cứu cánh cho Toyota sau nhiều năm loay hoay tìm hướng sản xuất một mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá bán cạnh tranh tại Trung Quốc mà không phải hi sinh tính tiện nghi. Các nguồn tin cho biết, bước ngoặt chủ yếu nằm ở bộ pin Blade LFP gọn gàng của BYD cùng với bí quyết chế tạo chi phí thấp của hãng.
Cái tên BYD từng gây chú ý vào năm 2008 khi tỷ phú Warren Buffett mua 10% cổ phần công ty và từ đó đến nay nó đã trở thành một trong những nhà sản xuất xe xanh lớn nhất thế giới.
Mẫu xe điện mới của Toyota sẽ lớn hơn Corolla một chút, dự kiến ra mắt dưới dạng concept tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh vào tháng 4 năm sau, rồi có thể có mặt trên thị trường với vai trò là mẫu xe thứ 2 trong dòng xe điện bZ mới của Toyota.
Một nguồn tin cho biết, mẫu xe này có thể sẽ có giá bán dưới 200.000 nhân dân tệ (30.000 USD), nhắm vào phân khúc thị trường tại Trung Quốc mà Tesla cũng đang hướng tới, với một mẫu xe nhỏ ra mắt trong vòng hai năm tới.
"Chúng tôi không bình luận về các sản phẩm trong tương lai," một người phát ngôn của Toyota nói. "Toyota coi xe điện là một giải pháp để cắt giảm khí thải carbon và tham gia phát triển mọi loại xe sử dụng năng lượng điện".
Việc Toyota phải tìm đến BYD để giải bài toán sản xuất xe điện giá rẻ cho thấy một sự thay đổi lớn của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Khi mà ô tô Trung Quốc còn bị coi là kém chất lượng, các nhà sản xuất ô tô quốc tế không sợ việc họ có thể không cạnh tranh được về giá và cứ để mặc các công ty Trung Quốc tung hoành ở thị trường nội địa bằng các mẫu xe giá rẻ.
Lãnh đạo Toyota bắt đầu biết lo lắng từ năm 2015, khi BYD tung ra thị trường mẫu xe hybrid sạc điện Tang với bước tiến lớn cả về phong cách, chất lượng và tính năng vận hành. Điều đáng lo nhất là mẫu xe này rẻ hơn các mẫu xe tương ứng của Toyota tới 30%. Vì vậy, những đánh giá về BYD đã khiến Toyota lập liên doanh R&D với BYD vào năm ngoái. Hiện Toyota có khoảng hai chục kỹ sư đang làm việc cùng với khoảng 100 kỹ sư của BYD tại Thâm Quyến.
Được biết, BYD ra mắt bộ pin Blade vào năm 2020, sử dụng lithium sắt phosphate (LFP). Loại pin này có mật độ dự trữ năng lượng thấp hơn pin lithium-ion nhưng rẻ hơn, bền hơn, nguy cơ bị quá nhiệt thấp hơn, và không dùng cobalt hay nickel. Tesla hiện sử dụng pin LFP cho các xe Model 3 và Model Y tại Trung Quốc. Một nguồn tin cho biết, một bộ pin Blade thường dày khoảng 10 cm khi module được đặt phẳng trên sàn, mỏng hơn khoảng 5-10 cm so với pin lithium-ion.
Dù Toyota vẫn chưa hoàn toàn giải được bài toán chi phí thấp của BYD, nhưng hai nguồn tin cho biết, một yếu tố có thể là thiết kế gọn nhẹ và linh hoạt, cùng với quy trình đảm bảo chất lượng.
Việc so sánh chi phí thuê pin và mua pin xe máy điện VinFast giúp người dùng dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
Thực tế, khi tiếp nhận dòng điện có điện áp cao hơn, tính chất hóa học cũng như vật lý của pin lâu ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này đồng nghĩa với việc sạc nhanh hơn sẽ ít nhiều làm tăng tốc độ suy giảm dung lượng pin.
Một loại công nghệ pin mới đang được nghiên cứu cho khả năng cung cấp điện gấp 7 lần so với pin Lithium-ion mà không cần kim loại hiếm nhưng vẫn cho khả năng vận hành xa hơn đáng kể.
Xe điện dù vẫn còn là phương tiện khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên ít ai biết được công nghệ pin cho loại phương tiện này đã có khá nhiều.
Dưới nhiều tác động, nguồn cung pin lithium có thể thiếu hụt dẫn đến việc không đáp ứng đủ cho nhu cầu xe điện trong tương lai.