Lãnh đạo UBND TP.HCM vừa thống nhất để xuất triển khai thí điểm xe đạp công cộng Mobike trên địa bàn Quận 1 của Sở GTVT trong thời gian 12 tháng.
Đồng thời, TP sẽ bố trí miễn phí vỉa hè để làm 43 vị trí đặt xe đạp công cộng Mobike trên các tuyến đường như Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Võ Văn Kiệt, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn...
Việc triển khai mô hình này nhằm mục tiêu đa dạng hoá các phương thức giao thông đô thị khu vực trung tâm thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường.
Ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Trí Nam (nhà đầu tư) cho biết đơn vị này đã sẵn sàng triển khai thí điểm dự kiến trong tháng 8/2021. Hiện đang đẩy nhanh việc nhập khẩu phương tiện, chuẩn bị nhân sự điều hành cũng như đầu tư các trạm dừng, bãi đỗ…
Trước mắt, việc cho thuê xe đạp là 5.000 đồng/30 phút, 10.000 đồng/60 phút. Thời gian đầu từ 1-3 tháng, nhà đầu tư sẽ miễn phí trong 15 phút sử dụng đầu tiên. Sau đó sẽ mở rộng các khung thời gian sử dụng: 15 phút, 30 phút, 60 phút và đa dạng các loại vé theo ngày/tháng/quý/năm.
Theo thiết kế, xe đạp công cộng có màu xanh chủ đạo, dáng thấp và được gắn các thiết bị chuyên dụng để phục vụ việc cho thuê.
Trên xe đạp được gắn hệ thống khoá thông minh và đảm bảo an toàn như khoá hỗ trợ tính năng GPS, hỗ trợ đóng/mở khoá xe qua kết nối 2G/3G/4G/Bluetooth, phương thức đóng/mở khoá bằng cách sử dụng ứng dụng trên smartphone (điện thoại thông minh) để quét mã QR code được in trên khoá. Hệ thống khoá có sử dụng năng lượng mặt trời được gắn sẵn trên xe.
Bên cạnh đó, lốp xe đạp được thiết kế và sử dụng loại chống thủng, có trang bị đèn để đi vào buổi tối, các chi tiết đảm bảo chắc chắn, bền bỉ, chống ăn mòn, phù hợp với thời tiết tại TP.HCM.
Để sử dụng dịch vụ này, người dân có smartphone sẽ tải và cài đặt ứng dụng Mobike (miễn phí trên CHPlay và Apple Store) quét tìm xung quanh để đến được điểm trạm xe gần nhất, sau đó dùng ứng dụng này để quét mã code mở khoá xe sử dụng. Sau khi hoàn tất chuyến đi, người dùng đậu xe vào đúng nơi quy định để khoá xe.
Mỗi xe đạp đều được gắn một thẻ ID định danh. Thông qua hệ thống phần mềm trung tâm, người vận hành có thể giám sát được xe nào đang ở trạm nào, vị trí nào hoặc khách hàng đang sử dụng xe nào.
Bên cạnh những sản phẩm như ô tô hay xe buýt chạy điện, tâm điểm của sự kiện VinFast vừa diễn ra tại Hà Nội là mẫu xe đạp trợ lực điện.
Có rất nhiều khách hàng khi mua xe đều thắc mắc: xe đạp điện có phải đăng ký hay không. Việc đăng ký xe là cần thiết để tham gia giao thông đúng quy định. Hãy đọc bài viết sau để nắm rõ dòng xe nào cần đăng ký, xe nào không nhé.
Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại là hành vi nguy hiểm, gây cản trở giao thông cho người khác mà pháp luật nghiêm cấm.
Mới đây, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường đã đăng tải trên trang cá nhân hình ảnh một chiếc xe đạp địa hình MTB đang trong quá trình lắp ráp. Dòng xe này có giá bán không dưới 250 triệu đồng, kèm theo những món phụ kiện nâng cấp khiến tổng chi phí của chiếc xe là hơn 500 triệu đồng.
Chiếc xe đạp công cộng ở TP.HCM có biển số đẹp X51H-21.888 đã bị trộm và bán lại cho một người dân khác.