Theo đó, các chuyên gia của CR cho rằng nếu mọi chiếc xe được bán ra sở hữu các hệ thống trợ lái dưới dạng tiêu chuẩn, số lượng người chết vì tai nạn giao thông tại Mỹ có thể giảm tới một nửa.
Chỉ riêng 4 hệ thống phanh khẩn cấp tự động, cảnh báo chuyển làn, cảnh báo điểm mù và nhận diện người đi bộ đã có thể cứu sống gần 12.000 mạng người. Bên cạnh đó, công nghệ giao tiếp giữa những chiếc xe V2V cũng được cho là sẽ cứu thêm được khoảng 1300 mạng sống khác. Còn nếu có thêm các hệ thống ngăn ngừa người điều khiển cầm lái khi có ‘hơi men’, con số đó sẽ tăng thêm 3700-7400.
Như vậy, nếu toàn bộ những chiếc xe được trang bị đầy đủ các công nghệ trợ lái, tổng số mạng người có thể được cứu sống mỗi năm rơi vào khoảng 16.800 – 20.500, tương ứng với một nửa số trường hợp thiệt mạng vì tai nạn giao thông tại Mỹ trong năm 2018 (36.560).
Tuy nhiên, các nhà sản xuất xe hơi chỉ cung cấp các hệ thống nói trên dưới dạng tùy chọn. Khách hàng muốn trang bị phải bỏ thêm tiền. Vì vậy, một quản lý tại CR phát biểu rằng sẽ còn mất hàng chục năm nữa để viễn cảnh tươi đẹp xảy ra.
Mới đây, ngay sau vụ xử phạt người đỗ xe trên cầu Thủ Thiêm 2 đã có khá nhiều người giật mình khi nhận ra kiến thức về các mức xử phạt đối với việc dừng, đỗ xe sai quy định.
Xe Audi do một cán bộ Sở GTVT Bắc Giang cầm lái xảy ra va chạm làm 3 người trong một gia đình tử vong vào đêm 2/6.
Dân trong nghề thường ví von nghề tài xế là nghề “chân trong, chân ngoài” bởi chỉ cần sơ sẩy một chút là dính tới líu tới pháp luật, nhưng thực tế nhiều lái xe dù rất cẩn thận mà vẫn bị các tai họa từ trên trời rơi xuống.
Các thống kê và thử nghiệm chỉ ra rằng, người ngồi sau thắt dây an toàn không những giảm mạnh nguy cơ tử vong bị thương mà còn an toàn cho chính người lái xe.
Công an TP Móng Cái quyết định tạm giữ hình sự tài xế Mercedes gây tai nạn liên hoàn làm một phụ nữ tử vong.