Bạn sẽ làm gì khi gặp một người ngã xe, có thể dừng lại gọi cấp cứu nếu bạn có lòng nhưng cũng có thể bỏ qua mà hy vọng người sau bạn sẽ giúp người bị nạn ấy. Trong trường hợp bạn dừng lại cứu người thì phải làm thế nào để cứu hiệu quả nhất tránh hại mình hại người. Bạn có thể gọi nhanh cho 911 hoặc có thể đưa người bị nạn đến bệnh viện gần nhất nhưng biết đâu chính khâu di chuyển của bạn lại khiến nạn nhân bị nặng thêm hay tắt thở tại chỗ. Để biết được khi nào cần thiết di chuyển thì bạn cần phải học những cách nhận dạng mà đơn giản nhất là bí quyết S-R-ABC-S.
Safety – An toàn
Yếu tố đầu tiên được đưa ra chính là bảo đảm an toàn cho bạn thân bạn trước khi nghĩ đến cứu người. Có thể cho là cá nhân, ích kỷ nhưng xét kỹ hơn thì chính an toàn của bạn là an toàn cho cả hai. Nơi xảy ra tại nạn luôn nguy hiểm, bạn dừng lại và tập trung cứu người trong trường hợp khẩn cấp mà quên đi nguy hiểm đang chuẩn bị ập đến từ các xe phía sau. Ở những đoạn đường vắng thì sự nguy hiểm này còn cao hơn vì tốc độ luôn ở mức cao. Để bảo đảm an toàn, bạn nên tấp xe vào lề đường trước khi gọi cấp cứu hoặc cứu người trực tiếp nhằm tránh dừng đột ngột xe phía sau có thể tông trúng bạn.
Rescue – Cứu người
Sau khi quan sát kỹ hiện trường tai nạn bảo đảm an toàn bản thân xong bạn có thể tiếp cận nạn nhân, xem xét chấn thương để đưa ra biện pháp hữu hiệu. Bạn có thể di chuyển người bị tai nạn ra khỏi xe ngay tức khắc nếu xe đang bốc cháy, thế nhưng đôi lúc việc di chuyển có thể khiến những chấn thương của người bị nạn nặng thêm nhất là chấn động xương bên trong. Bạn cần rà soát các vết thương nhất là vùng ngực để khẳng định chấn thương đó không ảnh hưởng đến việc di chuyển nạn nhân của mình tránh việc cứu người thành ra hại người.
Airway, Breathing, Circulation – hô hấp, hơi thở, lưu thông máu
Trong quá trình khám sơ cấp người bị nạn, bạn cần bảo đảm quá trình hô hấp của nạn vẫn còn hoạt động nếu không cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay tại chỗ. Đối với hơi thở vẫn vậy, bạn cần cảm nhận hơi thở của nạn nhân đang trong tình trạng tốt hay tồi tệ để sơ cứu. Một yếu tố rất quan trọng trong việc khám sơ cấp là cần xác định vết thương nạn nhân sâu rộng tránh mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong.
Spinal – Xương sống
Theo thói quen khi gặp người ngã xe nhiều người liền đỡ cổ nạn nhân lên và tháo mũ bảo hiểm, việc này rất nguy hiểm, bạn không nên làm thế. Điều này có thể làm chấn thương nới vùng đốt sống cổ của nạn nhân nghiêm trọng hơn. Sau các công đoạn trên, bạn có thể đảm bảo rằng nạn nhân có thể di chuyển và đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất.
Đấy là phương pháp dành cho việc cứu người bị tai nạn nơi vắng vẻ, còn tại nơi đông người qua lại thì phương thức sẽ có nhiều điểm khác biệt mà nếu bạn áp dụng đúng S-R-ABC-S thì bạn sẽ trở thành chỉ huy. Thật vậy, để đảm bảo an toàn bạn sẽ nhờ người điều khiển giao thông, để nhanh chóng có cấp cứu bạn nhờ một người khác gọi ngay, hoặc cũng có thể nhờ một ai đó kiến thức y tế khám tại chỗ cho nạn nhân, và bạn chỉ cần gắn kết họ mà thôi theo quy trình S-R-ABC-S đảm bảo không ai khác bị tai nạn do hiện trường trở nên rối ren. Còn đối với trường hợp nhiều nạn nhân một lúc thì cần đẩy nhanh S-R-ABC-S hết sức có thể và cần nhiều người làm cùng.
Với mỗi chiếc xe, không phải cứ đổ xăng là có thể sử dụng mà người dùng cần phải nhớ các chu kỳ để thay thế một số bộ phận để có thể yên tâm vận hành, đồng thời kéo dài tuổi thọ của động cơ và các bộ phận khác.
Việc giữ cho một chiếc xe sạch vào mùa mưa là một điều tương đối khó khăn, bởi nếu rửa ngoài tiệm thì khó kỹ mà dễ trầy xước, còn rửa tại nhà thì vô vàn lý do.
Thời tiết miền Nam xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào chiều tối khá lớn kết hợp với trời nắng gắt vào buổi sáng, vậy cần làm gì để đảm bảo xe luôn tươi mới sau khi đi dưới mưa.
Lexus là quán quân của thị trường ôtô cao cấp, trong khi Mini đứng đầu bảng xếp hạng của dòng xe phổ thông, theo nghiên cứu của J.D. Power.
Với mục đích giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng, thuận tiện hơn với các sản phẩm của mình, thương hiệu xe sang của Mỹ là Lincoln bổ sung thêm dịch vụ đặc quyền sở hữu với hoạt động chăm sóc tận nơi đối với chủ sở hữu. Đáng tiếc là thương hiệu Lincoln vẫn chưa có đại lý chính hãng tại Việt Nam.