Tuy nhiên, giới hạn của sự thông minh này là như thế nào thì không một ai có thể khẳng định. Mới đây, một công ty công nghệ tới từ Phần Lan có tên là Canatu đã công bố một ý tưởng giúp cho những chiếc xe 4 bánh còn trở nên thông minh hơn nữa.
Theo đó, công ty này dự định biến phần bên trong của cabin thành một tập hợp những bề mặt thông minh, qua đó củng cố thêm danh hiệu ‘smartcar’ của những chiếc xe thế hệ kế tiếp.
Phần cốt lõi của công nghệ này nằm ở loại vật liệu cực kỳ tiên tiến độc quyền của Canatu có tên gọi Carbon nanoBud. Được biết, loại vật liệu này có thể co dãn tới hơn 200%, cùng với đó là khả năng gập lại hoặc uốn dẻo theo đường cong có bán kính dưới 1mm. Đây được coi là nền tảng quan trọng để tích hợp các công nghệ tiên tiến khác nhằm hình thành nên những bề mặt thông minh.
Được biết, Canatu đi vào hoạt động từ 14 năm nay với một số giải pháp đã bắt đầu được áp dụng. Một trong những dự án tiêu biểu nhất của công ty này chính là tham gia phát triển công nghệ bề mặt cảm ứng 3D cùng với Continental – một nhà cung ứng tên tuổi trong lĩnh vực xe hơi đến từ Đức. Và công nghệ này đã được vinh danh tại triển lãm CES hồi đầu năm nay.
Một dự án đáng chú ý khác của Canatu chính là phát triển các tấm ốp cửa tích hợp màn hình cảm ứng ép nhiệt cùng với Faurecia, một nhà cung ứng có tiếng khác trong ngành công nghiệp xe hơi và tập đoàn Daimler.
Bề mặt của những tấm ốp này cho phép người dùng điều khiển cửa sổ và một số tính năng của ghế. Điểm thú vị của công nghệ này không chỉ nằm ở khả năng cảm ứng mà còn ở chính trạng thái ‘tắc kè hoa’. Tức là các bề mặt vẫn giữ nguyên trạng thái thông thường và chỉ biến đổi với các hình ảnh được hiện lên khi tương tác.
Ngoài những dự án nêu trên, Canatu cũng đang nghiên cứu để tích hợp các tính năng cảm ứng lên bề mặt da. Trong khi đó, một dự án khác cũng đang được thực hiện để chống bám hơi nước hoặc đóng băng trên các cảm biến Lidar của xe tự lái.
Tất nhiên, ứng dụng của hệ thống này không chỉ gói gọn ở các cảm biến mà còn cả những ô kính trên xe. Joha Kokkonen – CEO của Canatu cho rằng đây là một giải pháp tuyệt vời đối với những chiếc xe điện vốn thường tiêu tốn tới 10% điện năng để ‘giã đông’ cho các ô kính trong điều kiện băng giá.
Có thể nói, công nghệ vật liệu mới của Canatu sẽ mở ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiết kế nội thất xe hơi. Bởi lẽ, nó có thể phá vỡ những giới hạn của các loại vật liệu thông thường và giải phóng sức sáng tạo của các nhà thiết kế.
Với xu hướng tất yếu của đô thị hiện đại ngày nay, việc sử dụng xe điện thế giới ngày càng phổ biến. Chính vì thế, nhiều hãng xe đã tranh nhau ra mắt các sản phẩm xe điện với sự đột phá về phong cách, cải tiến về công nghệ, nổi trội về tính tiện nghi nhằm để cạnh tranh. Hãy cùng ngắm 4 mẫu xe điện dưới đây không chỉ sở hữu ngoại hình thu hút mà còn thiết kế nội thất đẹp mắt đạt giải Wards Auto.
So với hình ảnh concept thì nội thất của VinFast VF 5 phiên bản thương mại có thiết kế gần như tương tự không có quá nhiều sự khác biệt.
Sau hơn một năm vắng bóng trên thị trường, Toyota Hilux đã có những bước đệm đầu tiên quay lại Việt Nam, tuy nhiên giá bán có phần thay đổi và sự nâng cấp dường như không đáng kể.
Khá bất ngờ khi hãng xe Đức tung những hình ảnh đầu tiên về nội thất của thế hệ Mercedes-Benz E-Class với nhiều thay đổi mang hơi hướng của những dòng xe điện vừa được ra mắt.
Trong phân khúc bán tải, Ford Ranger vẫn tiếp tục đứng đầu phân khúc dù đang gặp một số hạn chế về nguồn cung, các đối thủ khác khá bất ngờ khi có doanh số giảm, riêng Toyota Hilux vẫn chưa có thêm thông tin nào mới từ nhà sản xuất.