Theo Bloomberg, trong đơn kiện được gửi đi vào ngày 30/1, ba vị giáo sư này đã khẳng định công nghệ phun nhiên liệu kết hợp PFI và GDI của họ đã được Ford sử dụng trái phép trên dòng động cơ EcoBoost trong vài năm qua. Công nghệ này được cho là giúp cải thiện khả năng phối trộn không khí-nhiên liệu và độ ổn định của quá trình đốt. Và cả ba đang yêu cầu được chia sẻ lợi nhuận mà Ford thu được từ công nghệ trên.
Vào năm 2007, Ford và MIT đã bắt tay để thực hiện dự án nghiên cứu chung nhằm đẩy mạnh phát triển các công nghệ năng lượng, nhiên liệu và hệ thống động lực. Đến năm 2015, mối quan hệ coi như đổ bể do các vấn đề liên quan tới quyền sở hữu của sáng chế nêu trên.
Mấu chốt của vụ kiện này được cho là nằm ở phán quyết của tòa án liên bang về việc Ford có đánh cắp phát minh của các giáo sư thuộc MIT hay không. Có một sự thật là công nghệ phun nhiên liệu kết hợp không chỉ xuất hiện trên những khối động cơ EcoBoost của Ford. Bởi lẽ, cả GM cũng như Toyota đều đang áp dụng giải pháp tương tự, ví dụ như trên cỗ máy V8 LT5 của siêu xe Chevy Corvette ZR1 hay động cơ boxer dành cho mẫu xe thể thao GT86 và Subaru BRZ.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Có rất nhiều loại pin được sử dụng cho ô tô điện và mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Và dưới đây là những loại công nghệ pin phổ biến nhất được trang bị cho xe điện từ ngày đầu đến nay.
Công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh của ô tô điện giúp tối ưu thời gian sạc ngày càng được quan tâm. Qua nhiều công đoạn cải tiến, công nghệ sạc siêu nhanh lần được các hãng xe cho ra đời.
Một loại công nghệ pin mới đang được nghiên cứu cho khả năng cung cấp điện gấp 7 lần so với pin Lithium-ion mà không cần kim loại hiếm nhưng vẫn cho khả năng vận hành xa hơn đáng kể.
Phía công ty GSM, đơn vị vận hành dịch vụ taxi, xe máy điện VinFast, cũng đã đăng thông tin tuyển gấp 500 tài xế xe máy điện.