Chương trình cá nhân hóa Tailor Made của Ferrari đã làm việc với Evan Orensten và Josh Rubin, những người sáng lập của Cool Hunting – một ấn phẩm độc lập có trụ sở tại Mỹ – để tạo ra phiên bản đặc biệt mới nhất của Roma. Cặp đôi vừa trở về sau một số chuyến đi nghiên cứu đến Nhật Bản.
Họ cùng nhau quyết định sơn chiếc Ferrari Roma với màu xanh dương lấy cảm hứng từ sản xuất màu chàm truyền thống. Loại thuốc nhuộn này đến từ một loại cây xanh được thu hoạch và lên men, sau đó được trộn với dung dịch kiềm, rượu sake và bột đá vôi.
Sau quá trình xử lý đó, nó có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Để tôn vinh sự khéo léo và cẩn thận đó, Ferrari đã pha một lớp bóng mới có tên Indigo Metal cho ngoại thất của chiếc siêu xe này.
Chủ đề màu xanh tiếp tục được tiếp tục bên trong khoang nội thất, với các vật liệu đặc biệt sử dụng cho ghế ngồi. Đầu tiên là vật liệu có tên Sakiori cực hiếm. Loại vải này có từ những năm 1700 khi bông và lụa rất đắt tiền.
Để tiết kiệm chi phí, những bộ kimono sờn cũ được tháo rời và dệt lại bằng sợi mới để tạo ra một loại vải mới ấm áp, thoải mái, tên gọi này bắt nguồn từ các từ tiếng Nhật cho hành động xé (saku) và dệt (oru).
Bên cạnh đó, chiếc Ferrari Roma này còn sử dụng loại vải làm từ hai bộ kimono cổ điển được sản xuất ở Amami Oshima và được nhuộm bằng màu chàm, lần lượt cách đây 45 và 75 năm.
Sợi từ những bộ kimono này được trộn với bông và lụa, như truyền thống, cũng như với nylon có độ bền cao để đảm bảo chất liệu này sẽ tồn tại lâu dài ở nội thất chiếc Roma.
Trần xe cũng sử dụng màu xanh lam, nhưng chi tiết này kết hợp một lĩnh vực truyền thống hoàn toàn khác của nghề thủ công Nhật Bản. Lớp lót làm từ hai loại da sống, được nhuộm chàm bằng phương pháp Roektsu, có từ thế kỷ thứ tám.
Phương pháp chống nhuộm bằng sáp tạo thành các hoa văn phức tạp lặp đi lặp lại xung quanh một màu duy nhất, mà theo truyền thống được sử dụng để trang trí lụa hoặc bông của kimono và obis. Sau đó, chúng được gửi đến Ý, nơi chúng được đan bằng tay theo phương pháp intreccio thủ công, tạo thành một trần xe bắt mắt.
Ngoài ra, bảng chuyển số và cần gạt được mạ đồng ở Nhật Bản, đi kèm bộ la-zăng và một số điểm nhấn khác được hoàn thiện cùng màu. Sự lựa chọn màu sắc này được lấy cảm hứng từ chuyến đi của Cool Hunters đến Kaikado, một công ty gia đình có trụ sở tại Kyoto chuyên sản xuất hộp đựng trà bằng đồng. Chúng được chế tạo chính xác đến mức khi nắp rơi xuống hộp, nó sẽ bịt kín hộp trà.
Trong khi đó, tay nắm cửa kết hợp những dải da đen dệt bằng tay để tôn vinh kỹ thuật quấn truyền thống được sử dụng trên kiếm katana. Bậc cửa có thêm huy hiệu "kamon" được làm theo yêu cầu riêng. Biểu tượng truyền thống này tượng trưng cho bánh xe từ xe bò kéo, hình thức vận chuyển phổ biến nhất của giới quý tộc trong thời kỳ Heian (794-1185).
Chiếc Ferrari Roma đặc biệt này sẽ được trưng bày tại Phòng trưng bày Ferrari Tailor Made trong Tuần lễ Thiết kế New York, kéo dài từ ngày 10 đến 20 tháng 5.
Tại Việt Nam, Ferrari Roma có giá bán khoảng 19-21 tỷ đồng. Hiện đã có 4 chiếc cập bến Việt Nam, trong đó hai chiếc đã có chủ, một chiếc thuộc dạng tạm nhập tái xuất và chiếc còn lại nhập khẩu chính hãng chưa rõ thông tin cụ thể.
Ferrari Roma từng giành được Giải thưởng Best of the Best 2021 của Robb Report Việt Nam đối với hạng mục Best Supercar of the Year - Siêu xe xuất sắc nhất trong năm.
Mẫu Ferrari mới dùng động cơ V12 hút khí tự nhiên thay thế cho 812 Superfast đã lộ diện trên đường chạy thử và có thể sớm ra mắt trong năm nay.
Chiếc Ferrari Roma đầu tiên về Việt Nam vừa được chào bán với giá lên tới 23 tỷ dù đã chạy được 8.800 km, đắt hơn 3 tỷ so với xe mới chính hãng.
Chiếc Ferrari Roma trị giá hơn 20 tỷ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện trên đường phố Sài Gòn với diện mạo bắt mắt.
Ferrari Roma bản mui trần đang thử nghiệm tại Italia sẽ ít khả năng được đại gia Việt ưa chuộng dù mức giá sau thuế của bản mui cứng khá rẻ.