Nội dung này được nêu trong văn bản của Bộ Công Thương gửi Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/8. Ngoài ra, Bộ này cũng đề nghị ngành giao thông hợp nhất các văn bản hướng dẫn trước đây, để các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và các doanh nghiệp dễ thực hiện.
Đề nghị trên được Bộ Công Thương đưa ra khi nhận được nhiều phản ánh của doanh nghiệp cho biết vẫn gặp khó khăn trong vận chuyển, lưu thông hàng hoá trên địa bàn các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.
Bộ Công Thương cũng đề nghị các địa phương khi nhận được phản ánh của doanh nghiệp về khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hoá mùa dịch, nhất là khi đi qua các chốt kiểm soát, thì hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với đường dây nóng của Tổng cục đường bộ (088601664) và Sở Giao thông Vận tải tại địa phương để được hỗ trợ, gỡ khó kịp thời.
Thực tế thời gian qua, việc xe chở hàng thiết yếu ùn ứ tại các cửa ngõ, nhất là các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội vẫn diễn ra sau nhiều chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, bộ, ngành.
Chẳng hạn, ngày 23/8, Cần Thơ quy định xe chở hàng từ các tỉnh, thành khác vào thành phố phải đăng ký trước với Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp và quận, huyện. Đồng thời, tài xế chở hàng không được vào thành phố mà phải đến điểm tập kết, xuống hàng sang xe hoặc đổi tài xế khác. Việc này khiến tình trạng ùn ứ tại các chốt kiểm soát với xe chở hàng hoá hướng từ TP HCM về Cần Thơ xảy ra sáng 24/8, do họ không kịp đăng ký danh sách trước với Sở Công Thương.
Trong khi đó tại TP HCM, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng phản ánh họ gặp khó khăn với quy định giấy đi đường mới của thành phố, khiến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng bị ngừng trệ.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét quy định về việc người có giấy phép lái xe ôtô trong vòng 1 năm (kể từ ngày cấp lần đầu) không chạy quá tốc độ 60km/h và không chạy xe trên cao tốc.
Trong dự thảo sử đổi nghị định 100/2019, mức phạt đối với hành vi người điều khiển xe ô tô không mang theo giấy phép lái xe (GPLX), đăng ký xe tăng lên mức 500 nghìn đồng.
Rất nhiều trường hợp tài xế lưu thông trên đường nhưng vô tình quên giấy phép lái xe ở nhà, trong trường hợp bị Cảnh sát giao thông (CSGT) dừng xe yêu cầu kiểm tra do phát hiện vi phạm luật giao thông. Trường hợp này sẽ bị xử phạt ra sao và trình tự giải quyết như thế nào?.
Quên không mang theo hoặc cố ý điều khiển xe khi chưa có bằng lái cùng một số trường hợp vi phạm khác đều bị xử phạt với mức phạt dao động có thể lên tới 12 triệu đồng.
Chiếc ô tô đậu ngay trước cửa chắn lối đi đã được chủ nhà "chăm sóc" vô cùng chu đáo khiến chủ xe khi quay lại không khỏi “sốc”.