Trước đó, trong những sửa đổi tại Nghị định 100 vừa được Bộ Công an công bố gây chú ý về việc thay đổi mức phạt của một số hành vi, trong đó có cả nồng độ cồn. Cụ thể hành vi vi phạm về nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt như sau:
Nhưng mới đây, tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe mới nhất, Bộ Công an đã bỏ đề xuất trên về việc giảm tiền phạt nồng độ cồn mức thấp nhất và tăng mức trừ điểm GPLX.
Cụ thể, nếu vi phạm nồng độ cồn ở mức thấp nhất thì người lái xe máy vẫn sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng và từ 6-8 triệu đồng đối với người lái xe ô tô theo Nghị định 100/2019. Ngoài ra, ở mức vi phạm nồng độ cồn thấp nhất, Bộ Công an đã đề xuất tăng điểm giấy phép lái xe bị trừ lên 3 điểm (thay vì 2 điểm như dự thảo lần trước).
Với mức phạt nồng độ cồn nếu vi phạm mức 2 và mức 3, dự thảo lần này giữ nguyên so với quy định hiện hành, song thay vì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe.
Theo kế hoạch, cảnh sát giao thông sẽ thường xuyên thay đổi thời gian, phương thức hoạt động, công khai kết hợp với hóa trang khi kiểm soát nồng độ.
"Tôi uống khoảng 3 lon bia nhưng không ngờ nồng độ cồn lại kịch khung", người vi phạm luật giao thông phân trần.
Từ 0h đêm nay, CSGT phối hợp với các lực lượng công an khác tăng cường xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn, ma túy trên toàn quốc.
Quốc gia Đông Âu đang xem xét dự thảo mới, bắt buộc ôtô lắp thiết bị kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế.
Một người phụ nữ Mỹ vừa bị tước giấy phép lái xe, phạt tù 14 năm khi lái xe trong tình trạng say xỉn, nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép ba lần, cô gây ra vụ tai nạn khiến 3 đứa con của mình bị thương.