Hiện tại, theo hướng dẫn của Bộ GTVT đối với hoạt động vận tải hành khách đường bộ thì các Sở GTVT địa phương sẽ có quyền tự quyết căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương đó cũng như liên lạc được với các địa phương khác nếu muốn mở tuyến.
Sự thận trọng của cơ quan chức năng các tỉnh và thành phố cũng khiến các doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách thêm phần mệt mỏi. Anh Nguyễn Quang Hưng ở Hà Nội cho biết, đã đầu tư 4 đầu xe chạy liên tỉnh và đã phải nằm không mấy tháng nay, trước đó có chuyển đổi công năng sang vận tải hàng hóa thiết yếu đáp ứng yêu cầu mới trong thời dịch nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế, xoay sở trong lúc khó khăn, nguồn tiền thu về khá nhỏ và không đủ bù đắp chi phí phát sinh cũng như khấu hao tài sản.
Các doanh nghiệp vận tải đang sẵn sàng hoạt động ngay trở lại khi cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Quan điểm của doanh nghiệp đó là hiện độ phủ vaccine cũng đã ổn định, đặc biệt là ở các thành phố lớn có mật độ dân cư đông đã được ưu tiên tiêm. Các hướng dẫn từ Bộ GTVT đã có và các tỉnh có thể nhanh chóng thực hiện linh hoạt để góp phần đẩy nhanh tốc độ hồi phục đối với kinh tế khi mà lĩnh vực giao thông vận tải là điểm mấu chốt để thực hiện kế hoạch hồi phục kinh tế sau đợt dịch bệnh vừa qua.
Một số địa phương ở phía Bắc đang ngóng chờ vào động thái trước tiên của Tp Hà Nội khi đây được coi là đầu mối quan trọng nhất bởi trong điều kiện bình thường thì đây được coi là tuyến hoạt động sôi nổi nhất và từ đó mới kết nối thêm các tỉnh thành khác.
Cho đến nay, Hà Nội vẫn án binh bất động với hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ do lo ngại sự phức tạp về dịch bệnh. Quan điểm của lãnh đạo Hà Nội là thận trọng mở dần các loại hình phương tiện vận tải để đảm bảo phòng chống dịch. Ngay cả hình thức vận tải bằng đường hàng không cho đến nay cũng được Hà Nội yêu cầu rất chặt chẽ chứ chưa nói đến hình thức vận tải hành khách đường bộ dù cho việc kiểm soát người di chuyển bằng đường hàng không dễ hơn rất nhiều.
Chính vì sự thận trọng quá mức của Tp Hà Nội cũng khiến các tỉnh thành lân cận cũng “chùn bước” khi chưa vội vã cho phép chạy liên tỉnh. Chủ yếu đang là các tuyến xe nội tỉnh bắt đầu được hoạt động với yêu cầu khoảng 50% số đầu xe cũng như mỗi như chỉ được chở 50% số hành khách quy định của xe.
Bên cạnh đó, chỉ thị từ cấp trên xuống cũng khiến các địa phương lo ngại trách nhiệm khi cho biết, lãnh đạo địa phương nào để xảy ra bùng phát dịch bệnh sẽ phải chịu trách nhiệm. Chính vì vậy mà đa số lãnh đạo các tỉnh cho đến giờ vẫn chưa dám mạnh dạn cho xe khách hoạt động do lo ngại khó kiểm soát được người di chuyển.
Ngay sau khi nhận được phản ánh về sự thận trọng của các địa phương thì Thủ tướng yêu cầu chậm nhất ba ngày ban hành quy định mở lại vận tải hành khách bằng đường sắt, đường bộ trên toàn quốc. Theo đó sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 13/10 tới đây với tần suất hoạt động từ 5% đến 30% so với bình thường, hành khách được yêu cầu ngồi giãn cách.
Việc khôi phục vận tải hành khách sẽ tùy thuộc vào nguy cơ dịch bệnh của từng địa phương, ví dụ như ở các tỉnh nguy cơ cao thì bắt buộc hành khách phải tiêm đủ mũi vaccine với mũi cuối ít nhất 14 ngày hoặc F0 được chứng nhận khỏi bệnh trong 6 tháng, có xét âm PCR âm tính trong 72 giờ.
Sau 10 ngày triển khai thí điểm cho xe khách hoạt động liên tỉnh thì đến nay do cả sự e dè từ người dân cũng như doanh nghiệp vận tải dẫn đến sự ùn tắc cục bộ.
Sau thời gian giãn cách xã hội triệt để, các địa phương đã bắt đầu thực hiện nới lỏng nhưng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh vẫn đang tắc khi nhiều địa phương vẫn vẫn đang dừng hoạt động vận tải khách liên tỉnh dù đã có chỉ đạo nguyên tắc từ Bộ GTVT.