Hệ thống âm thanh theo xe
Âm thanh có chất lượng, sống động hay không là phụ thuộc vào chiếc loa. Nó có ảnh hưởng lớn nhất và quyết định đến chất lượng âm thanh. Thông thường, dàn loa được lắp đặt ở các xe thuộc hạng phổ thông đều ở dạng toàn dải (loa full range), đây là loại lao có công suất khá thấp khoảng 25W đến 50W và được tích hợp trên đầu đọc theo xe. Rất dễ để có thể nhận biết đó chính là khi bật một bài nhạc bạn sẽ thấy ở phần âm bass và âm treble sẽ luôn bị thiếu hụt.
Riêng đối với các dòng xe hạng cao cấp những cặp loa được trang bị ở dạng component (2-way, 3-way thậm chí là 4-way). Hay một số hãng xe còn đặt hàng sản xuất riêng các trang bị (đôi khi có cả amplifier) cho hệ thống giải trí tại các hãng sản xuất thiết bị âm thanh có tên tuổi trên thị trường. Mặc dù âm thanh trên các xe này có phần cải thiện hơn so với loa trên xe hạng phổ thông, thế nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức nào đó.
Có nên nâng cấp âm thanh cho những xe phổ thông?
Đa số mọi ý kiến đều cho rằng âm thanh trên các hệ thống giải trí có sẵn của hạng xe phổ thông "dở", "tệ",... Tuy vậy, khi được hỏi về nhu cầu nâng cấp, hoặc lắp hẳn một hệ thống âm thanh mới thật tốt, một số người (nhất là những chủ nhân của những chiếc xe nhỏ, hoặc xe có giá thành không cao) lại tỏ ra hoài nghi là liệu có "đáng đồng tiền bát gạo"?
Sẽ là một sai lầm không nhỏ, nếu chúng ta quan niệm rằng những đồ âm thanh mắc tiền chỉ xứng đáng để lắp trên những chiếc xe thật "xịn".
Ngay cả khi bạn không có nhiều khả năng cho một hệ thống hoàn chỉnh, chúng tôi đảm bảo với bạn rằng, không cần phải lắp thêm amplifier hay thay đầu đọc mới, chỉ cần bạn bỏ đi các loa "zin" của xe và thay thế vào đó bằng những cặp loa phù hợp, bạn sẽ phải bất ngờ về hiệu quả tức thì của nó mang lại.
Âm thanh trên các xe hạng sang đã là quá đủ?
Như đã đề cập ở trên, các dòng xe hạng sang thường được nhà sản xuất trang bị sẵn, hoặc thêm gói "option" bằng sản phẩm loa, amplifier ... của các hãng âm thanh có thương hiệu được nhiều người biết đến, như JBL, Bose, Infinity, Harman kardon v.v.v…
Đương nhiên, khi chi thêm một khoản cho những lựa chọn này, khách hàng sẽ có được một hệ thống âm thanh tốt hơn, nếu so với hệ thống rẻ tiền của các xe khác.
Thế nhưng, nếu bạn là người đang sở hữu, hoặc đã từng có dịp trải nghiệm với những xe đã được nâng cấp (hoặc lắp mới) hệ thống âm thanh, bạn sẽ nhận ra, những gói âm thanh của các xe hạng sang không đủ "đẳng cấp" để lấy ra làm so sánh!
Chỉ cần một vài "test" đơn giản, chúng ta có thể khẳng định: Ngoài khả năng cho người nghe cảm nhận được khá đầy đủ các dải tần số, các hệ thống có sẵn của xe hạng sang "thua trắng" ở những đặc điểm quan trọng: Nhạc tính, độ trung thực, độ chi tiết của âm thanh và độ chính xác về các chiều không gian âm nhạc (sound stage).
Nếu đảo qua thị trường về các sản phẩm âm thanh dành cho xe ô tô, bạn có thể kiếm được những cặp loa rất hay với mức giá chỉ một, vài trăm USD. Hoặc giả bạn là người khó tính hơn trong thưởng thức âm nhạc, bạn cũng sẽ dễ dàng kiếm được những cặp loa Hi-end thật sự, với mức giá từ vài, ba ngàn ngàn USD ...
Có cầu, tất có cung. Chẳng phải tự nhiên mà các tên tuổi đẳng cấp trong làng hi-end audio ngày càng xuất hiện nhiều thêm với phân khúc sản phẩm dành riêng cho xe ô tô.
Nhưng nói cho cùng, chiếc xe vốn chỉ là phương tiện đi, về. Nếu bạn dùng khoảng thời gian lái xe để trải nghiệm cùng âm nhạc, là bạn đang đổi khoảng thời gian rảnh rỗi, để thu về giá trị tinh thần trong cuộc sống!
Nhiều độc giả trên một số diễn đàn bày tỏ thắc mắc rằng có nên trang bị cách âm cho ô tô hay không? Đây là một vấn đề khá nhạy cảm vì giá cả cho việc này được cho là không hề rẻ. Thậm chí hiệu quả mà nó mang lại vẫn còn tồn tại khá nhiều nghi vấn.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, kéo theo đó là hàng loạt những công trình nghiên cứu mới được ra đời và phát triển. Điển hình trong số đó là công nghệ hệ thống cảnh báo điểm mù trên ô tô.