Sân golf là nơi giúp golfer thỏa mãn niềm đam mê của mình. Trên thế giới hiện nay thịnh hay các kiểu sân golf như links course, sân golf công cộng, sân golf nghỉ dưỡng,… Dù thuộc loại sân golf nào đi nữa thì vẫn có đủ các thành phần như tee-box, fairway, green, hole, rough, golf hazards,…
Trong đó, tee-box là vị trí golfer thực hiện cú đánh đầu tiên, mục đích của cú đánh này là làm sao đưa bóng tới càng gần vùng green càng tốt hay ít nhất là cũng đưa bóng đến khu vực fairway. Từ vị trí này, người chơi sẽ đánh bóng hướng tới vùng green và đưa bóng vào lỗ. Ngoài các thành phần của sân golf được nêu ra ở trên thì nhằm tạo ra sự thách thức cho người chơi, đội ngũ thiết kế còn bố trí thêm các vật cản, được gọi là hazard, rough, trees, fringe.
1. Tee-box
Tee box thường được các golfer gọi tắt là tee, là điểm xuất phát hay nói cách khác là nơi đánh bóng đầu tiên của mỗi golfer. Tee có dạng một bề mặt bằng phẳng hình vuông và mỗi lỗ golf thông thường sẽ có số tee khác nhau (tối thiểu là 3 và tối đa là 5 tee). Cùng với đó, cú đánh đầu tiên mà người chơi thực hiện tại đây cũng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau, cụ thể là tee shot, teeing hoặc driver.
Tee box là một trong những thành phần của sân golf và ở mỗi khu vực phát bóng, người chơi sẽ phải sử dụng những golf tee khác nhau. Và để phân biệt các tee golf, người chơi thường dựa vào màu sắc. Trong các thành phần cơ bản của sân golf sẽ có 4 khu vực phát bóng tương ứng với 4 tee golf màu sắc khác nhau. Tee vàng hoặc đen là những tee có khoảng cách xa nhất, phù hợp với các golfer có kinh nghiệm chơi golf dày dặn hoặc những golfer có handicap thấp. Tee xanh nằm khu vực tiêu chuẩn, phù hợp với đại đa số golfer. Tee trắng được bố trí ở khu vực dành cho những người chơi mới nhập môn và tee đỏ dành riêng cho nữ golfer.
2. Fairway
Nhắc đến các thành phần của sân golf, người chơi sẽ nghĩ ngay đến fairway, là khu vực kéo dài từ điểm phát bóng xuống tới gần phần green. Khó có một định nghĩa chính thức nào về fairway, thậm chí cơ quan quản lý luật golf là USGA và R&A cũng không giải quyết vấn đề này. Và các golfer có kinh nghiệm chơi golf lâu năm, fairway được hiểu theo hai nghĩa sau. Thứ nhất, fairway là khoảng sân cỏ ngắn và mịn nằm giữa tee box và green của lỗ golf. Thứ hai, fairway là khu vực hạ cánh lý tưởng cho những cú đánh từ tee, nối từ điểm phát bóng đến điểm cuối green.
Đặc điểm của mặt cỏ trên fairway là rất ngắn trong khi đó, cỏ ở rough cao hơn và thường dùng để phân định diện tích của fairway. Tiêu chuẩn đường fairway theo quốc tế của sân golf 9 lỗ, 18 lỗ, 36 lỗ sẽ được trải dài từ điển phát bóng đầu tiên từ quả đồi, đường này có thể thẳng nhưng cũng có thể khấp khuỷu. Mục đích là để tăng sự thử thách cho người chơi. Vị trí này cũng tập hợp rất nhiều bẫy cát, hố nước, rừng và cả lối đi. Cỏ ở vị trí này vừa thô vừa cứng thường là cỏ Tifdwarf, Tif-eagle hoặc Paspalum.
3. Green
Green trong golf là khu vực cỏ nằm xung quanh hố golf, có đặc điểm là phần cỏ rất mọn và ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho bóng dễ đi vào lỗ golf. Loại cỏ thường được dùng ở khu vực này là Bentgrass, trong quá trình bảo dưỡng, nhân viên chăm sóc thường chú ý tỉa cỏ ở đây sao cho độ ngắn phù hợp để bóng có thể lăn nhanh hơn.
Đối với mỗi loại sân golf khác nhau, vùng green sẽ có thiết kế về mức độ khi ráo, độ chắc chắn và độ dốc lớn. Nếu mang đi so sánh với những sân có green ẩm ướt hoặc không bằng phẳng thì bóng sẽ lăn chậm hơn. Điều này cũng giải thích cho việc những nhà đầu tư sân golf luôn chú trọng đến loại cỏ trồng trên sân và có những yêu cầu chi tiết về việc chăm sóc chúng.
Vì là một trong những thành phần của sân golf quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến thứ hạng và kết quả của trận đấu, nên những cú đánh ở khu vực green luôn được các golfer thực hiện một cách cẩn thận và chính xác nhất. Bên cạnh đó, green trong golf còn bao hàm các khái niệm khác. Như tốc độ green là trị số đo quang đường đi của bóng từ thời điểm chạm vạch của vùng green cho tới khi dừng hẳn. Green fee là khái niệm dùng để chỉ mức chi phí mà golfer phải tự trả khi thuê sân bóng để tập luyện hoặc thi đấu. Mức green fee không nhất quán trong tất cả các sân golf. Ví dụ như, bạn đi du lịch golf Hà Nội cũng nên tìm hiểu trước khoản phí này của các sân golf ở Hà Thành.
4. Hole
Hole được dùng để chỉ hố golf và đây cùng là một phần không thể thiếu trong cấu tạo sân golf. Mỗi hố golf thông thường có đường kính là 10.8 cm và có độ sâu tối thiểu là 10 cm, được bao quanh bởi vùng green. Để giúp người chơi từ xa có thể nhận biết được vị trí của hố golf, ở điểm đó sẽ được đánh dầu bằng một cái cờ nhỏ.
Cờ màu đỏ nghĩa là lỗ này nằm phía trước của green, cờ màu trắng là lỗ golf này ở ở giữa và màu xanh là nằm ở phía sau của khu vực green. Một lưu ý dành cho những golfer mới chơi là theo luật golf, nếu golfer quên nhấc chiếc cờ ra khỏi lỗ trước khi đẩy bóng vào lỗ thì người chơi sẽ không được phép dịch chuyển cờ trong khi bóng đang di chuyển.
Theo quy định, một sân golf tiêu chuẩn sẽ có 18 lỗ và được đánh số thứ tự từ 1-18. Và khi người chơi hoàn thành hết 18 lỗ thì được gọi là kết thúc một vòng golf (round). Ngoài ra, hiện nay cũng có sân golf 9 lỗ và thậm chí là 36 lỗ hay 72 lỗ. Tuy nhiên, để đánh dấu bạn đã chơi đủ một vòng golf thì bạn phải chinh phục được 18 lỗ.
5. Các thành phần khác
Bên cạnh các thành phần của sân golf có vai trò quan trọng và chiếm diện tích lớn thì trên sân golf còn có những bộ phận khác như rough, hazards và fringe. Rough là những đường biên xung quanh vùng green, thường có cỏ thô hơn vì không được chăm sóc tỉ mỉ và chú trọng trong việc lựa chọn giống và khâu bảo trì. Rough được xếp vào thuật ngữ bunker trên sân golf vì không một golfer nào muốn chơi bóng ở khu vực này vì rất khó để đưa bóng từ rough vào lỗ.
Hazards là một trong những bộ phận của sân golf được tạo ra nhằm tăng tinh thách thức và tính thú vị cho hành trình chinh phục vòng golf của người chơi. Hazards có thể là ao, hồ, những kênh rạch hay các bẫy cát hoặc bất kỳ các vật cản nào được đặt quanh sân golf. Thông thường, một hazard sẽ được đánh dấu bằng những cọc màu vàng được đặt ở giữa người chơi và vùng green còn màu đỏ để chỉ những vật cản chạy dọc theo chu vi của lỗ golf và không nằm trực tiếp giữa phần tee và vùng green.
Và fringer hay collar là những phần bao quanh green, đó có thể là vùng cỏ mọc cao hơn một chút so với những khu vực khác và nằm kéo dài theo các bụi rậm hoặc các hàng cây. Cuối cùng đó chính là cây. Nhiều golfer nghĩ rằng, cây được bố trí trên sân nhằm tạo ra không gian mát mẻ và trang trí thế nhưng, cây còn có một công dụng khác là tăng độ khó cho người chơi.
Đó chính là những thành phần chính và phụ của một sân golf. Hiểu biết về hình dáng và vai trò của thành phần của sân golf sẽ giúp người chơi có thể thực hiện cú đánh của mình một cách tốt nhất, tránh đưa bóng vào những khu vực khó như bẫy cát hay hố nước. Nếu bạn thấy những thông tin trên bổ ích thì hãy theo dõi trang Du lịch golf để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị và hữu ích về môn thể thao này.
Đây là giải Outing Giao Hữu giữa Câu Lạc Bộ Golf của Hiệp Hội Xây Dựng và Vật Liệu Xây Dựng Tp.HCM (SACA) và Câu Lạc Bộ Golf Bất Động Sản Du Lịch Việt Nam (VnTPA Golf Club) sẽ diễn ra vào cuối tháng 07/2023.
Vừa qua ngày 20/07/2023, giải Golf ra mắt Câu lạc bộ Golf G81 miền Nam đã diễn ra thành công một cách tốt đẹp với sự tham gia của hơn 240 golfer là các doanh nhân đồng niên sinh năm 1981 cùng những người bạn, sự đồng hành của các đơn vị tài trợ, báo đài truyền thông và những nhân vật showbiz nổi tiếng.
Với hơn 350 golfer đăng ký tham gia đã vượt quá số lượng dự kiến ban đầu đã khiến ban tổ chức ngỡ ngàng vì đây chỉ là một giải đấu ra mắt CLB mà có lượng golfer đăng ký như một giải chuyên nghiệp.
Giải golf ra mắt CLB G81 Miền Nam 2023 diễn ra tại Sân golf Tân Sơn Nhất hứa hẹn mang đến những điều thú vị và hấp dẫn cùng nhiều sự bất ngờ cho nhà vô địch.
Câu lạc bộ Golf SACA (SGC) phối hợp cùng câu lạc bộ Shipping & Logistic (SLG), Hội Dây và Cáp điện TP.HCM (HECA) tổ chức giải Outing các câu lạc bộ golf SGC - SLG - HECA kết tình giao lưu.