Cụ thể theo các thông tin thì lái xe GLC 300 và những người bạn đi đến một quán ăn tại Bình Thuận và có va quẹt với một nhóm đối tượng địa phương. Sau khi cãi cọ đã xảy ra xô xát và nhóm người đi xe Mercedes GLC 300 yếu thế khi nhóm đối tượng địa phương quá đông và hung hãn.
Cho đến khi tài xế thoát được lên xe đã cố thủ nhưng vẫn bị tấn công bởi nhóm người địa phương này, ngay sau đó lái xe đã lái vòng vòng truy đuổi nhằm phá vòng vây nhưng không may xảy ra va chạm và cán chết một người trong nhóm này.
Như vậy dưới góc độ pháp luật thì có thể thấy đây là hành vi giết người được thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức rõ hành vi lái xe đâm vào nạn nhân là nguy hiểm có thể dẫn đến chết người, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Hành vi này được quy tội giết người tại Điều 123 Bộ luật hình sự hoặc tôi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 125 BLHS mới chính là điều cần phải phân tích. Bởi mức phạt của 2 tội danh này khác nhau hoàn toàn rất nhiều. Cụ thể mức phạt tử hình là cao nhất đối với tội danh giết người và 7 năm đối với hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Theo các đoạn video ghi lại thì trước khi sự việc cuối xảy ra, các đối tượng trong nhóm địa phương đã hành hung, sau đó dùng bàn ghế, mũ bảo hiểm tấn công và lao ra ném vào tài xế chiếc GLC 300. Sau đó thoát được và ngồi lên xe, tài xế đã điều khiển xe đi vòng vòng các đối tượng đã và đang tấn công mình. Quan sát kỹ hơn có thể thấy mục đích của hành vi lái xe truy đổi chỉ nhằm đe dọa, không có chủ đích đâm người thông qua việc phanh và tránh những đối tượng đánh mình.
Tuy nhiên, khi nam thanh niên mặc áo xanh, người được cho là cầm đầu nhóm địa phương đã cầm cả chiếc bàn ăn ra đứng chặn đường và ném chiếc bàn vào xe, nhưng không may bị ngã ngay trước đầu xe đúng hướng tài xế lách phải để tránh dẫn đến bị cán chết.
Với tình tiết này có thấy lái xe đã đâm chết nạn nhân trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, các đối tượng tấn công nam tài xế nói chung và đặc biệt nạn nhân trong vụ này đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó là xâm phạm đến sức khoẻ (cố ý gây thương tích) và tài sản (chiếc xe GLC300) của nam tài xế.
Rất có thể tài xế Mercedes GLC 300 sẽ bị khởi tố về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với mức án cao nhất của khoản 1 Điều 125 là 3 năm tù giam. Ngoài ra sẽ được hưởng các tình tiết giảm nhẹ như: đầu thú, nạn nhân cũng là người có lỗi. Nếu thành khẩn khai báo vào bồi thường khắc phục hậu quả cho gia đình nạn nhân thì đây cũng là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự.
Còn với các đối tượng liên quan thuộc nhóm địa phương có các hành vi chửi, đuổi đánh, phá hoại vào Mercedes GLC 300 có thể sẽ bị khởi tố về tội cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự với mức hình phạt từ 6 tháng đến 20 năm tù nếu giám định thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên và tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 BLHS với mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Mới đây hai cầu thủ Việt Nam có tiếng trong giới vừa đồng loạt tậu về cho mình mẫu xe sang Mercedes-Benz GLC khiến không ít người ghen tỵ.
Mercedes-Benz GLC 300 dường như đã trở thành trào lưu của giới nghệ sĩ nói riêng và những người nổi tiếng nói chung.
Một số khách hàng sở hữu xe GLC 300 nhận xe vào thời điểm cuối 2020 phản ánh rằng xe đã không có hệ thống phanh giống với xe ra mắt và các xe được bàn giao trước đó.
Không chỉ sao Việt, giới cầu thủ cũng ưa chuộng Mercedes-Benz khi đua nhau sở hữu dòng xe sang này tại Việt Nam. Mới đây nhất, cầu thủ Đoàn Văn Hậu đã tậu cho mình chiếc Mercedes GLC 300 4Matic để phục vụ việc di chuyển trong thời gian dưỡng thương, chờ ngày trở lại sân cỏ.
GLC 300 phiên bản lắp ráp rẻ hơn gần 200 triệu nhưng lại được nâng cấp thêm một số thứ khiến tổng thể xe hài hòa hơn so với xe nhập khẩu.