Kinh nghiệm lái xe, - 06/09/2023 09:46 AM
Sau vụ việc thương tâm về một tài xế tuyến Tp. HCM - Bình Thuận bất ngờ lên cơn co giật và không may qua đời đã nhưng trước đó vẫn kịp dừng xe khiến không ít người tỏ lòng xót thương.

Cụ thể và ngày 3/9/2023, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video một tài xế xe khách xuất hiện cơn co giật khi đang lái xe. Theo diễn biến sau khi nghe điện thoại xong, tài xế bất ngờ gục xuống vô lăng nhưng may mắn kịp thời dừng xe an toàn tránh nguy hiểm cho những người khác.

Hành động trên được không ít người ca ngợi và bày tỏ lòng xót thương, nhưng số khác lại cho rằng các hành khách đi cũng có phần xử lý chậm chạp trước tình huống trên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sơ cấp cứu cho những trường hợp này.

tai-xe-bat-ngo-bi-dot-quy-khach-di-cung-nen-lam-gi

Theo các chuyên gia, trong trường hợp gặp người có dấu hiệu đột quỵ thì ngoài việc gọi cấp cứu 115 thì có thể thực hiện các thao tác sơ cấp cứu cơ bản thì khả năng cứu sống người đột quy rất cao. Đầu tiên cần phải kiểm tra xe người bệnh còn thở hay không, nếu không hay thực hiện hô hấp nhân tạo.

Thêm nữa nếu thấy người có dấu hiệu đột quỵ cảm thấy khó thở thì hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng. Nếu bệnh nhân ngừng tim, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh.

Tháo răng giả cho bệnh nhân (nếu có) tránh bị hóc, sặc. Tuyệt đối không đưa bất cứ vật gì vào miệng người bệnh, đồng thời bình tĩnh khuyên nhủ và trấn an người bệnh. Đắp chăn giữ ấm cơ thể người bệnh. Nếu người bệnh có biểu hiện yếu ở tay chân, cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh. Quan sát để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở người bệnh.

Bên trên là những thao tác cơ bản để sơ cứu người có dấu hiệu đột quỵ trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến hỗ trợ. Tuy nhiên cũng có những việc tuyệt đối không nên làm khi sơ cứu người bị đột quỵ, cụ thể:

  • Không để nạn nhân nằm ngửa mà nên nằm nghiêng. Tư thế nằm này giúp đề phòng trường hợp bệnh nhân nôn ói hoặc lưỡi bị tụt xuống họng gây tắc nghẽn đường thở.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống hay sử dụng thuốc. Không thực hiện cạo gió cho người bệnh. Không nên để bệnh nhân nằm lâu một chỗ mà cần khẩn trương đưa đi cấp cứu.
  • Khi cấp cứu bệnh nhân đột quỵ thì nhất thiết nên gọi xe cứu thương đến. Nhiều người có tâm lý sợ đường kẹt, xe hơi chạy chậm nên tự đưa bằng xe máy. Thực tế xe cứu thương có còi hụ và được ưu tiên, khi xe đến nhà thì nhân viên y tế đã sơ cứu được bước đầu.

tai-xe-bat-ngo-bi-dot-quy-khach-di-cung-nen-lam-gi

Không ít người đột quỵ (và người bị bệnh phải cấp cứu nói chung) được đưa bằng xe máy đến bệnh viện thì đến nơi các ngón chân như bị lóc xương do trên đường đi bệnh nhân duỗi thẳng chân tay, cà chân xuống mặt đường. Bệnh nhân không đủ ý thức để nhấc chân lên, người thân cũng không bế gọn được nên nhiều khi chỉ lo chuyện đưa đến bệnh viện mà không để ý dẫn đến trầy xước nhiều chỗ.

Theo các chuyên gia thì độ tuổi bị đột quỵ sớm là dưới 40, còn lúc trên 50 tuổi thì bắt đầu ở ngưỡng có nguy cơ. Không ít tài xế đường dài thuộc diện có nguy cơ cao bởi thường thức khuya và để tỉnh táo, họ phải dùng thuốc hoặc chất kích thích để duy trì. Nếu tài xế bị huyết áp cao sẽ rất nguy hiểm.

Để phòng ngừa, các tài xế cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ. Không chỉ kiểm tra các bệnh lý nền như huyết áp, tiểu đường mà còn kiểm tra thính lực, thị lực. Đặc biệt, cần tìm hiểu có động kinh, co giật hay không để tầm soát và nếu đã có tiền sử co giật, động kinh thì càng không thể làm tài xế.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.