1. Chi phí nuôi ô tô cố định
Các chi phí cố định bao gồm các loại phí dưới đây mà bạn bắt buộc phải chi trả sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký và đăng kiểm lần đầu.
Phí đăng kiểm (từ 340.000 VNĐ/lần)
Theo quy định về phí đăng kiểm Ô tô chở người các loại đến 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, chu kỳ đầu kéo dài đến 30 tháng, chu kỳ định kỳ 18, 12 và 6 tháng áp dụng lần lượt cho xe ô tô đã sản xuất đến 7 năm, từ 7 – 12 năm và trên 12 năm.
Mức phí đăng kiểm được áp dụng cho phương tiện đến 10 chỗ ngồi dưới hình thức không kinh doanh sẽ là 240.000 đồng. Phí cấp giấy chứng nhận kiểm định là 50.000 đồng. Vậy tổng chi phí đăng kiểm cho xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi chỉ 340.000 đồng.
Phí bảo trì đường bộ (từ 130.000 VNĐ/tháng)
Phí bảo trì đường bộ tùy vào nhu cầu và điều kiện của chủ phương tiện sẽ được đóng theo hàng năm hoặc theo thời hạn của chu kỳ đăng kiểm 30/18/12/6 tháng.
Mức thu lệ phí bảo trì đường bộ áp dụng cho xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân là 130.000 đồng/tháng. Tương ứng các mức đóng:
• 780.000 đồng/6 tháng
• 1.560.000 đồng/12 tháng
• 2.280.000 đồng/18 tháng
• 3.660.000 đồng/30 tháng
Phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe ô tô (từ 437.000 đến 1.825.000 VNĐ/năm)
Đây là một loại bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe ô tô, được Luật giao thông đường bộ quy định, phí bảo hiểm TNDS được bắt buộc đối với các chủ ô tô phải đóng hàng năm. Tùy theo loại xe sẽ có mức phí bảo hiểm TNDS khác nhau.
Đối với xe không kinh doanh vận tải:
• Dưới 6 chỗ ngồi: 437.000 đồng
• Từ 6 – 11 chỗ ngồi: 794.000 đồng
• Từ 12 – 24 chỗ ngồi: 1.270.000 đồng
• Trên 24 chỗ ngồi: 1.825.000 đồng
• Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan): 933.000 đồng
Đối với xe kinh doanh vận tải:
• Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký: 756.000 đồng
• 6 chỗ ngồi theo đăng ký: 929.000 đồng
• 7 chỗ ngồi theo đăng ký: 1.080.000 đồng
• 8 chỗ ngồi theo đăng ký: 1.253.000 đồng
• 9 chỗ ngồi theo đăng ký: 1.404.000 đồng
Phí bảo hiểm vật chất (từ 6 -25 triệu VNĐ/năm)
Phí bảo hiểm vật chất là loại chi phí không bắt buộc mà tùy thuộc vào nhu cầu của chủ xe ô tô. Bảo hiểm vật chất này có mức tương đối cao so với ba loại phí nuôi xe cố định trên.
Mức phí bảo hiểm vật chất sẽ được tính bằng giá trí còn lại của xe ô tô nhân với một tỉ lệ phần trăm phí bảo hiểm, tùy thuộc vào mỗi công ty bảo hiểm và lịch sử bồi thường trước đó sẽ có mức phí. Trung bình mức phí bảo hiểm vật chất sẽ từ 6 – 25 triệu đồng/năm tùy theo giá trị xe.
Phí gửi/giữ xe hàng tháng (từ 1,2 - 2 triệu VNĐ)
Sẽ không mất phí này nếu nơi bạn ở là khu đô thị hiện đại, đường xá và cơ sở vật chất tốt. Tuy nhiên, đối với những gia đình không có điều kiện, hàng tháng phí chi trả cho việc giữ xe hay gửi xe sẽ tốn trung bình từ 1,2 – 2 triệu đồng/tháng tùy theo cơ sở vật chất của bãi giữ xe.
2. Chi phí sử dụng
Đây là loại phí sẽ tăng giảm tỉ lệ thuận với sử dụng xe ô tô nhiều hay ít. Nếu chúng ta chỉ đi xe những ngày cuối tuần, đi chơi xa hay các dịp đặc biệt, chi phí nuôi ô tô sẽ không quá tốn kém.
Phí xăng dầu
Với một mẫu xe hạng B, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình từ 6 – 8 lít xăng/100km. Một tháng đi khoảng 2.000 km, chi phí tiền xăng hàng tháng sẽ khoảng 2,4 - 3,2 triệu đồng. Trung bình chúng ta sẽ tiêu tốn từ 1.200 – 1.600 đồng/km sử dụng.
Do đó, nếu chúng ta đi càng nhiều, chi phí nuôi ô tô sẽ càng cao và ngược lại.
Phí cầu đường BOT
Với hiện trạng nhà nhà BOT, đường đường BOT, mức phí cầu đường BOT hiện nay cũng dần chiếm một tỷ trọng lớn trong những chi phí nuôi ô tô cơ bản, đặc biệt lệ phí sử dụng đường cao tốc tại Việt Nam.
Một số mức phí cho xe dưới 12 chỗ ngồi trên các cao tốc phổ biến hiện này:
• Cao tốc Long Thành - Dầu Giây: 100.000 đồng
• Cao tốc Nội Bài – Lào Cai: 300.000 đồng
• Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: 210.000 đồng
Đối với những ai chỉ sử dụng xe hàng ngày ở thành phố và ít khi đi xa, chi phí cầu đường này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí nuôi ô tô.
Phí bến bãi theo lượt
Tại TPHCM, trung bình một lượt giữ xe ở các hàng quán từ 20.000 đồng/lượt. Phí đậu xe dưới lòng đường tại TPHCM là 25.000 – 40.000 đồng/giờ và tăng lũy tiến theo giờ. Ngoài ra, mức phí đậu xe trong các trung tâm thương mại cũng tương đối cao có thể lên đến vài trăm ngàn đồng nếu đậu xe từ sáng đến chiều.
Đây là một trong chi phí nuôi ô tô mà người dùng cần lưu ý khi sử dụng xe trong phố, khu vực trung tâm TPHCM hoặc Hà Nội.
Phí chăm sóc bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng định kỳ cũng sẽ tiêu tốn của chủ xe ô tô từ vài trăm đến vài triệu đồng tùy theo cấp độ bảo dưỡng. Đây là điều kiện lý tưởng khi xe không phát sinh các hư hại nào khác ngoài điều kiện hoặc hết thời hạn bảo hành.
Với các dòng xe cũ, chủ xe ô tô có thể phải tốn thêm các chi phí sửa chữa phát sinh khác có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy điều kiện và thiệt hại.
Lấy ví dụ chi phí nuôi xe hạng B trong tầm giá 500 triệu đồng như Toyota Vios hoặc Honda City:
Nhìn chung để sử dụng một chiếc xe ô tô phổ thông tại Việt Nam, trung bình một năm chúng ta sẽ mất 20 – 40 triệu đồng cho các chi phí nuôi ô tô, không bao gồm các chi phí sử dụng có biên độ lớn như chi phí xăng dầu, chi phí cầu đường BOT, chi phí bến bãi theo lượt.
Một số khu vực phía Nam đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt và có thể kéo dài sang tháng 4, vì vậy việc sử dụng điều hòa máy lạnh sao cho hợp lý cũng là một vấn đề cần xử lý.
Việc triển khai thu phí không dừng tại sân bay sẽ góp phần tăng cường công khai, minh bạch trong công tác thu phí dừng, đỗ xe đón trả khách, đồng thời giảm ùn tắc giao thông tại đây và bộ GTVT đánh giá đề xuất này.
Xe ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là tài sản quan trọng đối với nhiều người. Vì thế, dù có sử dụng thường xuyên hay không, việc chăm sóc “xế hộp" là điều cần thiết mà chủ xe cần phải làm để xe của mình luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Bên cạnh đó, việc bảo quản tốt còn giúp bạn giữ giá trị của xe. Vậy việc bảo quản một chiếc xe lâu ngày không dùng đến chủ xe cần chú ý những gì?
Động cơ ô tô sẽ nóng lên và hoạt động kém hiệu quả đi nếu thiếu đi nước làm mát. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dung dịch nước mát động cơ. Tuy nhiên, để xe bạn có thể hoạt động với hiệu suất cao thì cần sử dụng loại nước mát như thế nào cho đúng cách và cần chú ý những gì thì bạn không nên bỏ qua bài viết sau đây.
Đối với các tài mới, việc sử việc bật/tắt, điều chỉnh các chế độ đèn khác nhau khi lái xe còn gặp nhiều trở ngại vì chưa nắm rõ tác dụng cũng như cách sử dụng.