Tiện ích, - 11/03/2017 06:25 PM
Việc đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh có nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn xuất phát từ tâm lý không vững vàng của tài xế khi gặp tình huống bất ngờ cần phanh gấp.

Ví dụ xảy ra tại Đài Loan là một sự việc điển hình cho thói quen nhầm chân ga với chân phanh, vì tâm lý luống cuống, mất bình tĩnh trong khi lùi xe đã khiến chiếc xe quay vòng 180 độ. Thay vì chuyển sang chân phanh, thì tay lái lại càng đạp chân ga mạnh thêm. May mắn rằng, không có ai bị thương trong sự việc này.

Tình trạng này thường hay xảy ra với những tay lái mới có tâm lý lái xe chưa vững vàng. Xuất phát từ sự lơ đãng, bốc đồng để xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Để hạn chế điều này, tay lái nên tham khảo cách  khắc phục việc đạp nhầm chân ga khi phanh.

nham-chan-ga-voi-chan-phanh-–-thoi-quen-tai-hai

Nguyên tắc 1: Chân không rời sàn

Đối với việc khắc phục lỗi đạp nhầm chân ga thì giữ tư thế lái, đặt chân tại đúng vị trí là điều vô cùng cần thiết. Ngay khi vào xe, tài xế cần cân chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, dễ dàng điều khiển chân phanh, ga, thắng tay, cần số. Một tư thế ngồi thoải mái sẽ giúp đôi chân linh hoạt, dễ dàng xử lý khi có tình huống bất ngờ.

Tiếp theo đó, tài xế cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng phần ức bàn chân qua lại giữa hai chức năng này. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.

nham-chan-ga-voi-chan-phanh-–-thoi-quen-tai-hai

Nguyên tắc 2: Rời chân ga - rà chân phanh

Khi đã giữ vững gót chân xuống sàn thì tay lái đã có một vị trí chuẩn để thao tác theo thói quen. Tuy nhiên, một số lái mới vẫn có thể bị nhầm lẫn dù gót chân đã để thẳng hàng với bàn đạp phanh. Để khắc phụ tình trạng này, mỗi tay lái cần tập luyện thói quen “rời chân ga - rà chân phanh”, việc thành thạo thói quen này giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga. Trong bất kỳ tình huống nào, thậm chí với cả xe số sàn thì hành động này đều có tác dụng, khi đã hình thành được thói quen đồng nghĩa với việc rủi ro đạp nhầm chân ga đã được giảm xuống mức thấp nhất.

nham-chan-ga-voi-chan-phanh-–-thoi-quen-tai-hai

Nguyên tắc 3: Dừng, đỗ đúng cách

Đối với tình huống dừng, đỗ xe thì thao tác tay lại quan trọng không kém với thao tác chân trong việc hạn chế lỗi đạp nhầm chân ga. Việc kéo phanh tay không bao giờ thừa thãi vì nó giúp chân bạn thư giãn, chỉ cần đặt hờ lên phanh trong thời gian ngắn và đảm bảo xe không bị trôi trên địa hình dốc nhẹ. Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên cài số P và kéo phanh tay. Ngoài ra, giữ thói quen vần vô lăng đánh lái vào lề đường khi đỗ xe trên những địa hình dốc cũng rất quan trọng để tránh việc xe lao ra đường hoặc trôi quá xa trong trường hợp bị tuột dốc.
Với nguyên tắc này, việc tập thành thói quen là rất quan trọng. Nó giúp tài xế an toàn hơn và tránh những va chạm đáng tiếc liên quan đến nhầm lẫn chân ga và phanh. Bên cạnh đó, để đảm bảo phanh tay hoạt động bền bỉ, việc đưa cần số về nấc D và thả phanh tay cũng nên được tập luyện để tránh trường hợp phanh bị mòn.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.