Ngô Công Hán - sinh năm 1987, quê quán Bắc Ninh, trú ở Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội - là tài xế xe 4 chỗ đã lao thẳng vào cây xăng, đâm hàng loạt xe máy và nhân viên cây xăng trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) đang đứng chờ đổ xăng, khiến ít nhất 8 người, trong đó có 2 nhân viên cây xăng bị thương nặng.
Đến chiều 13-8, 4 nạn nhân đã xuất viện, còn 3 người vẫn đang theo dõi tại bệnh viện, trong đó có một nạn nhân bị chấn thương sọ não, một người bị gãy chân... Bên cạnh đó có 4 xe máy bị hư hỏng.
Làm việc với cơ quan công an sau đó, Hán khai nhận khoảng 18h20 ngày 12-8 đã đến quán bia trên đường Láng có uống rượu, ăn sinh nhật bạn.
Sau đó trên đường lái xe về nhà ở Thanh Oai, qua đoạn trước cây xăng số 111 đường Láng (Thịnh Quang, Đống Đa), do say rượu nên ấn nhầm chân phanh thành chân ga dẫn đến bất ngờ lao thẳng xe vào bên trong cây xăng - nơi đang có rất đông người đứng đổ xăng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa đã phối hợp Đội CSGT số 3, Phòng CSGT Công an Hà Nội tiến hành thử nồng độ cồn của Hán, xác định nồng độ cồn là 0,917mg/l và 0,939mg/l, cao gấp 2,25 lần mức kịch khung theo nghị định 100 là 0,4mg/l khí thở.
Tài xế uống rượu bia gây nạn sẽ bị xử phạt ra sao?
Tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, với trường hợp của bạn người điều khiển xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông đang có hai tình tiết thuộc khoản 2 ĐIều 260 đó là hành vi sử dụng rượi bia và hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. Do vậy, hành vi của người này sẽ bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm.
Chiếc xe gây tai nạn bị xử lý ra sao?
Chiếc xe gây tai nạn trong trường hợp này được xác định là vật chứng của vụ án.
Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về xử lý vật chứng như sau:
“2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền có phương án xử lý chiếc xe này phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, tài xế say xỉn lao ôtô vào cây xăng khiến 8 người bị thương nêu trên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, mức phạt chính xác còn đợi cơ quan chức năng xem xét.
Vừa qua trên diễn đàn MXH đã xuất hiện hình ảnh một người đàn ông được cho là tài xế điều khiển mẫu xe sang Mercedes-Benz E-Class nằm ngủ ngay trên vỉa hè. Bức ảnh đã thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng.
Cơ quan An toàn giao thông xa lộ quốc gia Mỹ (NHTSA) vừa công bố công nghệ mới có khả năng phát hiện tài xế say xỉn.
Dù bạn uống rượu hay bia, uống ít hay nhiều thì hành động lái xe sau khi uống đều không được chấp nhận ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhất là ở các nước có hình phạt cực kỳ nghiêm khắc sau.
Tài xế say xỉn có thể bị tịch thu xe, pha tai nạn chết người tại giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương, kỹ thuật đỗ xe song song, tài xế khiến trạm xăng phát nổ vì mải nghe điện thoại, đứng trước đầu xe để răn đe tài xế chấp hành luật… là những video nóng nhất tuần qua.