Tiện ích, - 07/07/2018 12:19 AM
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử lý ra sao?

khong-chap-hanh-yeu-cau-kiem-tra-nong-do-con-bi-xu-ly-ra-sao

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cụ thể thì trong trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì với mỗi trường hợp thì bị xử lý như sau:

* Đối với việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì theo quy định tại Điều 6:

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Đồng thời bi tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng theo quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

* Đối với việc xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì theo quy định tại Điều 5:

9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng theo quy định tại Điểm đ Khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

* Đối với việc xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì theo quy định tại Điều 7:

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ”

Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 9 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

* Đối với việc xử phạt nhân viên điều độ chạy tàu; trưởng tàu; trực ban chạy tàu ga; trưởng dồn; nhân viên gác ghi; nhân viên ghép nối đầu máy toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm; nhân viên gác hầm, đường ngang, cầu chung; nhân viên kiểm tu theo tàu; nhân viên khách vận; nhân viên khám xe, thợ điện trên tàu vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng thì theo quy định tại Điều 59:

2. Phạt từ 2.000.000 đồ1ng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ”

* Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu thì theo quy định tại Điều 62:

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Đồng thời còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại Khoản 8 Điều 62 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Theo đó nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì sẽ bị xử phạt phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe đối với từng trường hợp cụ thể.

Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung

Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.