Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì: “Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.”
Theo đó, khi tham gia giao thông người điều khiển xe phải giữ một khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để tránh xảy ra những tình huống bất ngờ, không xử lý kịp và gây ra tai nạn. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết, địa hình cũng như tốc độ di chuyển có những khoảng cách an toàn khác nhau. Cụ thể, theo quy định tại Điều 12 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT:
“Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) |
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
>60 |
35 |
80 |
55 |
100 |
70 |
120 |
100 |
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.
2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.”
Đối với trường người điều khiển xe tham gia giao thông không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 5 Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô và Điều 6 đối xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy của Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Việc giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông là điều rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác hãy giữ khoảng cách an toàn nhất định. Tuy nhiên việc tính khoảng cách an toàn không phải ai cũng nắm được vì chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào tốc độ, điều kiện đường đi và thời tiết,... Để hiểu rõ hơn hãy cùng tìm hiểu về khoảng cách phanh và cách để tính khoảng cách phanh an toàn.
Bản chất của quy tắc “3 giây” là khoảng thời gian cần thiết để tài xế dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái...
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2019, thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 quy định tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Liên quan đến vụ việc xe innova lùi trên cao tốc, tôi xin phép hỏi Luật sư. Khi xe lùi trên cao tốc vẫn sẽ tính khoảng cách an toàn?
Tranh cãi về tại nạn xe Innova lùi trên cao tốc vẫn chưa thể dừng lại, gia đình tài xế container quyết định xin giảm án cho tài xế Hoàng, cộng đồng mạng tranh cãi quyết liệt vì kết luận của Tòa Án và vụ việc đang trong quá trình điều tra lại.