Tiện ích, - 03/04/2018 04:05 PM
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn hỏi: Tôi có một người bạn khi đi qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ, bạn tôi bị CSGT dừng xe kiểm tra vì vượt đèn đỏ. Khi bạn tôi còn đang phân trần, CSGT đã rút ngay chìa khóa xe máy của bạn tôi rồi dắt xe máy lên vỉa hè. Xin hỏi, việc CSGT rút và giữ chìa khóa như vậy đúng hay sai? Mong chuyên mục giải đáp giúp tôi, Tôi xin chân thành cảm ơn!

csgt-tu-y-dat-xe-cua-nguoi-vi-pham-nhu-vay-dung-hay-sai

Ảnh minh họa

Trả lời:

Căn cứ theo điều 5, thông tư 01/2016/TT-BCA do Bộ Công An ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông:

Điều 5. Quyền hạn

1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khin phương tiện hoặc nhng người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phi hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo cơ sở pháp lý trên thì việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật chỉ được thực hiện theo quy định nêu trên. Do đó hành vi rút chìa khóa xe của người vi phạm giao thông mà các đồng chí CSGT thực hiện là không đúng quyền hạn khi làm việc vụ của mình; nói cách khác, CSGT không có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm giao thông.

Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung

Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.