Mặc dù khoang động cơ không được tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài, nhưng các mảnh vụn và bụi bẩn đến từ các khe hở xung quanh mui xe và phần đầu xe vẫn luôn dễ dàng gây tổn hại đến hệ thông động cơ. Làm sạch chúng nghe có vẻ khó khăn bởi bạn sẽ phải lau chùi một khối lớn kim loại và nhựa rắc rối và nhiều chi tiết. 10 bước lau chùi sau đây có thể khiến công việc của bạn dễ như ăn kẹo chỉ trong 1 buổi chiều
Bước 1: Lịch trình
Thời gian lí tưởng nhất cho việc lau chùi động cơ đó chính là những ngày ấm áp. Trời nắng nhẹ, đặc biệt là độ ẩm thấp với một chút gió, sẽ giúp làm khô động cơ và các bộ phận nhanh hơn sau khi chúng tiếp xúc với nước
Bước 2. Làm mát
Nếu xe vừa chạy,hãy lật mui xe lên và để động cơ nguội bớt trong ít nhất 15 phút. Các chi tiết và động cơ nóng không chỉ làm bạn bỏng mà còn dễ dàng bị hỏng hóc do sự co rút nhanh sau khi bị phun nước l ạnh.
Bước 3. Tháo rời
Tháo bất kỳ nắp nhựa nào nằm dưới mui xe, những chi tiết này có thể được chà rửa riêng. Bên cạnh đó, hãy loại bỏ các cực pin năng lượng. Điều này sẽ giúp bảo vệ các chi tiết điện khỏi bị hư hỏng khi chúng bị ướt. Bạn cũng có thể tháo pin nếu bạn muốn, nhưng điều đó không cần thiết
Bước 4: Bảo vệ
Sử dụng túi nhựa, che bất kỳ thành phần điện nhạy cảm nào, chẳng hạn như pin, dây đánh lửa và bộ điều khiển động cơ. Nếu có một lượng khí động cơ tiếp xúc dưới mui xe, bạn cũng sẽ phải đậy chúng lại. Nếu bạn cảm thấy tự tin trong việc chùi rửa mà không ảnh hưởng đến các chi tiết nhạy cảm, thì bạn có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, bảo vệ các thiết bị điện tử này sẽ giúp bạn làm sạch kỹ lưỡng với ít nguy cơ làm hỏng chúng hơn.
Bước 5. Hóa chất tẩy rửa dầu mỡ
Xịt kỹ toàn bộ khoang động cơ bằng chất tẩy rửa dầu mỡ. Bất kỳ chất tẩy dầu mỡ gia dụng nào cũng sẽ hoạt động tốt trên khối động cơ, cho dù đó là chất tẩy rửa nhà bếp hay chất tẩy dầu mỡ chuyên dụng cho động cơ . Bạn nên sử dụng Simple Green (vì tính thân thiện với môi trường và hiệu quả cao của nó). Nhớ xịt kĩ toàn bộ, đừng bỏ qua bất kì cm vuông nào, bởi chúng đều cần được chùi rửa.
Bước 6. Cọ rửa
Phụ thuộc vào mức độ bám bụi của động cơ, bạn có thể sẽ không cần phải cọ rửa. Tuy nhiên, một số chi tiết, như nắp van sẽ dính rất nhiều dầu và bụi bẩn. Một bàn chải nhỏ không phải bằng kim loại sẽ giúp bạn hoàn thành việc làm sạch chất nhờn và bụi bẩn. Thêm chất tẩy dầu mỡ khi cần thiết.
Bước 7. Rửa trôi
Nếu bạn có một vòi rửa áp suất, bạn có thể sử dụng nó với chế độ nước nhẹ nhất, nhưng bên cạnh đó, một ống nước bình thường cũng sẽ hoạt động khá hiệu quả. Hoặc bạn có thể sử dụng máy phun tại các nơi rửa xe. Rửa sạch toàn bộ khoang, từ sau ra trước, rửa sạch tất cả các chất tẩy dầu mỡ bám trên bề mặt và bụi bẩn. Cố gắng không phun trực tiếp lên các bộ phận điện, và cố gắng không phun nhiều nước vào những khu vực khó khô.
Bước 8: Sấy khô
Nếu bạn có sẵn dụng cụ khò, bạn có thể thổi khí vào các ngóc ngách để loại bỏ lượng nước dư thừa trong các chi tiết. Nếu không, hãy lau sạch mọi thứ có thể với khăn hoặc giẻ lau. Điều này sẽ không chỉ loại bỏ nước mà còn giúp loại bỏ bất kỳ bụi bẩn nào còn lại.
Bước 9. Lắp đặt
Lắp lại các cực pin, nắp nhựa và tháo túi che các bộ phận điện
Bước 10. Lưu ý
Điều quan trọng nhất ở đây chính là không để khoang động cơ của bạn quá bẩn ngay từ đầu. Tẩy dầu mỡ đều đặn mỗi năm hoặc hai năm sẽ giữ cho động cơ sạch sẽ, và bạn phải vệ sinh chúng không quá 1 tiếng. Động cơ của chiếc xế cưng bạn sở hữu có thể không bao giờ trông lấp lánh nhu trên hình minh họa, nhưng việc chúng luôn sạch sẽ chắc hẳn sẽ khiến bạn có được những trải nghiệm lái xe tuyệt vời.
Muội than (muội carbon) bám dày đặc và tích tụ bên trong động cơ ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất, mức tiêu hao nhiên liệu cũng như độ bền của xe.
Muội than (muội carbon) bám dày đặc và tích tụ bên trong động cơ ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất, mức tiêu hao nhiên liệu cũng như độ bền của xe.
Lọc gió động cơ là một bộ phận không thể thiếu trên bất cứ động cơ nào trừ điện. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, chúng ta cần phải làm sạch lại chi tiết này để động cơ hoạt động mượt mà.
Vệ sinh khoang máy, khoang động cơ trên ô tô là việc làm cần thiết để bảo vệ và giữ cho xế yêu của bạn luôn mới. Tuy nhiên, bao lâu thì nên vệ sinh khoang động cơ cũng như cách rửa thế nào thì nhiều tài xế vẫn chưa nắm rõ. Cùng CafeAuto tìm hiểu thông tin này.
Khoang động cơ ô tô gồm nhiều bộ phận quan trọng... việc vệ sinh khu vực này cần được thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng đến máy móc, hệ thống điện cũng như các chi tiết khác.