Trong khi Huyndai còn băn khoăn chọn Việt Nam hay Indonesia để đặt nhà máy sản xuất ô tô, Pyeong Hwa Automotive, một trong những Tập đoàn chuyên sản xuất linh kiện ô tô lớn nhất Hàn Quốc, đã chi 16,7 triệu đô-la Mỹ cho dự án 7 hecta tại Khu công nghiệp DEEP C 2A thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải của Hải Phòng.
Khách hàng đầu tiên
Tổng giám đốc Công ty CP Khu công nghiệp Hải Phòng, ông Frank Wouters, nói có nhiều lý do để DEEP C “hỗ trợ đặc biệt” cho dự án này. Theo ông, Pyeong Hwa đang là khách hàng lớn nhất tại DEEP C II, khách hàng đầu tiên đầu tư theo hình thức cụm công nghiệp, cũng như ngành công nghiệp ô tô.
Theo quan sát của ông Frank Wouters, Tập đoàn Pyeong Hwa đã lên kế hoạch cho bước thứ hai của dự án từ rất sớm và hợp tác với các nhà cung cấp Hàn Quốc để cùng đầu tư sản xuất linh kiện ô tô.
Thực ra, việc các doanh nghiệp ô tô Hàn Quốc đầu tư sản xuất ô tô hay linh kiện ô tô tại Việt Nam là không mới. Điều này, đã được khẳng định trong công hàm gửi Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng hồi đầu năm 2018 liên quan đến các quy định trong Nghị định 116, của Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, khi đó là ông Lee Hyuk.
Thậm chí, vị Đại sứ Hàn cũng trong công hàm này, đã khẳng định, những quy định mới của Chính phủ Việt Nam có ảnh hưởng tích cực tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực này.
Thế nhưng, những lợi thế từ Nghị định 116 chưa phải yếu tố duy nhất để các nhà đầu tư Hàn Quốc đổ vốn sản xuất linh kiện tại Việt Nam. Sẽ đầy đủ hơn nếu tính đến sự bão hòa về ô tô trên thị trường thế giới đang làm giảm dần xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và sản xuất ô tô của Hàn Quốc.
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc (KAMA), sản lượng ô tô sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2017 chỉ đạt 2.162.000 chiếc, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2016 là 2.196.000 chiếc, mức thấp nhất kể sau năm 2010.
Dù vậy, ngành ô tô Hàn Quốc đang sở hữu chuỗi cung ứng hoàn hảo. Các nhà sản xuất hãng xe ô tô của Hàn, như Hyundai, Kia… đã sử dụng yếu tố này như một lợi thế để vươn ra thị trường thế giới, trong khi một bên là các hãng xe Nhật Bản có công nghệ, giá thành cao hơn và một bên là Trung Quốc luôn có mức chi phí thấp hơn.
Chỉ thu mua linh kiện từ các nhà cung cấp Hàn
Chọn Việt Nam là điểm dừng chân, sau một năm khảo sát tại 7 nước Đông Nam Á”, ông Lee Jae Seung, Chủ tịch Công ty Pyeong Hwa Automotive, nói là do “vị trí địa lý và nguồn nhân lực trẻ”.
Dự kiến khi đi vào hoạt động vào tháng 9.2019, nhà máy của Pyeong Hwa tại Khu kinh tế Đình Vũ sẽ đưa ra thị trường 7.5 triệu sản phẩm/năm phụ tùng ô tô. Ông Lee Jae Seung cho biết, mục đích chính của Pyeong Hwa là cung cấp phụ tùng ô tô cho khu vực Đông Nam Á, có thể bao gồm VINFAST của Tập đoàn Vingroup.
“Chúng tôi có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, đưa Việt Nam thành cơ sở sản xuất lớn nhất trong số 18 nhà máy trên toàn thế giới của Pyeong Hwa”, ông Lee Jae Seung cho biết. Điều này, ông nói “sẽ giúp giảm chi phí và thuận tiện cho việc cung ứng sản phẩm tới các thị trường trong Đông Nam Á”.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ phát triển ở giai đoạn đầu. Chủ tịch Pyeong Hwa nói trước mắt sẽ thu mua linh kiện ô tô từ các nhà cung cấp Hàn Quốc. Sau này, khi ngành phụ trợ của Việt Nam phát triển, đạt được các quy chuẩn, Tập đoàn này có thể sẽ thay đổi chiến lược để mua lại sản phẩm linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước.
Dòng vốn từ Hàn Quốc tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, cho thấy, 4 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với 2,32 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư
Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, trong 3 năm gần đây, đã thu hút 95 nhà đầu tư nước ngoài, với số vốn lên tới 3,25 tỷ USD, từ các nhà đầu tư lớn, trong đó có không ít các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc.
Theo Chủ tịch Pyeong Hwa, hiện nay chưa có nhiều nhà đầu tư chuyên về linh kiện ô tô tại Việt Nam. Nhưng ông cho rằng số lượng các nhà đầu tư vào lĩnh vực này sẽ tăng lên trong thời gian tới, vì đang có nhiều nhà đầu tư tiến hành khảo sát tại thị trường Việt Nam.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Hiện nay các gara ô tô mọc lên như nấm, hầu như mỗi quận, huyện, tỉnh, thành đều có các xưởng dịch vụ nhưng hầu hết đều dụ dỗ người sở hữu xe nâng cấp lên các món phụ kiện không cần thiết.
Dân chơi đam mê xe độ có hai điều mong muốn hướng tới đó là tốc độ và trang trí. Một trong số đó là tốc độ được chú trọng, đặc biệt là với các mẫu xe theo phong cách street.
Một loại ma túy tự tổng hợp của một bộ phận “dân chơi” Congo đang kéo theo nhiều hậu quả khi nó được tổng hợp từ nhiều loại chất trong đó không thể thiếu muội khói từ ống xả của ô tô.
Xuất khẩu ô tô của Thái Lan sang Việt Nam và 2 thị trường chính khác là Australia và Nhật tăng mạnh trở lại trong tháng 5 đã giúp nước này bù đắp được phần nào tổn thất từ lĩnh vực du lịch.
Kế hoạch tạo ra 'iPhone của ngành ô tô' của Apple có thể khiến ngành xe hơi toàn cầu rung lắc mạnh.