Hơn 20 năm qua Việt Nam (VN) theo đuổi công nghiệp ô tô nhưng thất bại. Nay nhiều ông lớn trong và ngoài nước mong muốn đầu tư sản xuất ô tô điện ở VN. Nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là hướng đi mới, đột phá cho ngành ô tô Việt vốn èo uột. Thế nhưng để ô tô điện lăn bánh trên đường VN không dễ.
Nhiều ông lớn vào cuộc
“Ông lớn” Vingroup mới đây đã tuyên bố đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025. Sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường. Sản phẩm đầu tiên sẽ ra mắt trong vòng 12 tháng tới là xe máy điện và sau 24 tháng là ô tô.
Không chỉ Vingroup, hàng loạt hãng ô tô lớn trên thế giới đã lên kế hoạch đầu tư sản xuất xe điện tại VN. Đơn cử, ông Osamu Masuko, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Mitsubishi Motor của Nhật Bản, mới đây đã tỏ rõ ý định muốn phát triển sản phẩm công nghệ tiên tiến về ô tô sử dụng điện tại VN. “Sản phẩm này phù hợp với thị trường VN, với mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường” - ông Osamu Masuko nói.
Tương tự, mới đây đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn DiMora Enterprises, LLC của Mỹ với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện đầu tiên ở VN. Tổng vốn đầu tư dự án này khoảng 500 triệu USD với công suất ban đầu khoảng 10.000 xe/năm, chủ yếu là các dòng xe điện 5-7 chỗ. Đáng chú ý một hãng ô tô (không muốn nêu tên) tiết lộ ngay trong năm tới sẽ thí điểm thử nghiệm xây dựng hệ thống trạm sạc điện, đưa ô tô điện vào thị trường VN.
Ông Vũ Đô Thành, đại diện cho hãng xe Mercedes Benz VN tại Hà Nội, cho biết đến thời điểm này, việc đưa sản phẩm ô tô điện vào VN chỉ mới dừng lại ở giới thiệu công nghệ vì hạ tầng ở VN chưa đáp ứng được các điều kiện để đưa ô tô điện ra thị trường. Do vậy, việc một số tập đoàn lớn đầu tư sản xuất ô tô điện là tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp ô tô VN.
Thị trường ô tô điện tại Việt Nam mới bắt đầu manh nha. Trong ảnh: Mẫu xe điện được giới thiệu tại triển lãm ô tô Việt Nam 2017 mới đây. Ảnh: QUANG HUY
Liệu giấc mơ có thành hiện thực?
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng nhìn nhận việc một số đại gia đầu tư mạnh làm ô tô đã tác động tích cực đến ngành công nghiệp hỗ trợ, còn hướng tới làm ô tô điện thì càng đáng mừng. Bởi đây là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và VN không thể nằm ngoài xu hướng này.
“Giá cả sản phẩm ô tô điện hiện nay rất đắt, ở châu Âu giá ô tô điện gấp đôi ô tô chạy bằng xăng. Nếu tập đoàn trong nước làm được thì chắc chắn giá ô tô điện sẽ rẻ hơn, người Việt dễ chấp nhận” - ông Đồng chia sẻ.
Tán đồng với quan điểm, một số hãng ô tô cho rằng hiện giá thành sản xuất ô tô điện cao nhưng khi sản lượng xe chạy bằng năng lượng hóa thạch giảm xuống, nhường chỗ cho ô tô điện thì giá thành ô tô điện sẽ rẻ hơn. Đây chính là cơ hội cho ô tô điện.
Tuy vậy, việc sản xuất ô tô điện không dễ dàng. Theo ông Nguyễn Minh Đồng, ô tô điện là ngành đòi hỏi kỹ thuật an toàn cao. Ngoài ra ô tô điện cần hệ thống hạ tầng trạm sạc điện vì ô tô điện hiện nay mỗi lần sạc chỉ chạy được 200-300 km. Nếu VN không có hệ thống trạm sạc thì khó khả thi cho xe điện phát triển rộng rãi.
Vì thế, ông Đồng cho rằng muốn phát triển công nghiệp ô tô điện, Chính phủ nên bắt đầu từ việc hỗ trợ doanh nghiệp hay miễn giảm thuế đề đầu tư hạ tầng cơ sở, trạm bảo dưỡng, sạc điện…
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ô tô chạy bằng điện đang là xu hướng phát triển mới của ngành ô tô thế giới và được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh. Nhiều hãng sản xuất đang trong giai đoạn thử nghiệm, mới có một số ít sản xuất hàng loạt. Do đó, cần loại bỏ các quy định quản lý quá cứng nhắc có thể dẫn đến cản trở sáng tạo, cản trở khả năng nghiên cứu, thử nghiệm.
Việt Nam lại chậm chân so với các nước Ông Vũ Đô Thành, đại diện cho hãng xe Mercedes Benz VN tại Hà Nội, cho biết nhiều nước trên thế giới đã phát triển ngành công nghiệp ô tô điện, như các nước châu Âu đặt mục tiêu những năm tới ô tô điện sẽ chiếm 50%-60%. Những nước xung quanh ta như Thái Lan, Philippines… cũng đang đầu tư hạ tầng để phát triển xe điện. Thậm chí Trung Quốc cũng đặt mục tiêu sẽ sử dụng 100% ô tô điện trong khoảng 10-20 năm tới. Không đứng ngoài cuộc, Campuchia đã tung xe điện ra thị trường. Trong khi đó, đại diện một hãng ô tô khác nhận định rằng việc các “ông lớn” VN sản xuất ô tô điện là khả thi. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho ô tô điện phải mở hơn. Hiện tại thuế nhập khẩu ô tô điện vẫn rất cao 70%, chưa kể các điều kiện về thử nghiệm, nhập khẩu rất khó khăn để các hãng xe có thể đầu tư, hợp tác phát triển ô tô điện tại VN. |
Theo PLTP
Có thể trong thời gian tới, thị trường ô tô sẽ có thêm những cái tên mới bổ sung vào phân khúc phổ thông giá rẻ hiện đang khan hiếm sản phẩm, trong đó có xe đã được nhận cọc từ trước.
TMT Motors đã ký kết hợp tác với liên doanh GM-(SAIC-Wuling) để lắp ráp mẫu ô tô điện đầu tiên mang thương hiệu Wuling tại Việt Nam.
Tesla đã hợp tác với một số nhà cung cấp để sản xuất ra loại pin cần thiết cho những chiếc xe hơi như Tesla Model Y. Gần đây, các chuyên gia đã rất ấn tượng với pin 4680 mới của Panasonic và Tesla, làm cho pin có giá cả phải chăng hơn trong khi vẫn mang lại hiệu suất tuyệt vời. Tuy nhiên, người Trung Quốc còn đi xa hơn.
Với tâm lý lo ngại hết pin giữa chừng, VinFast vừa triển khai dịch vụ cứu hộ ô tô điện kèm lời khẳng định “không lợi nhuận” với chi phí 300.000 đồng /lần.
Xu hướng xe điện đang tràn ngập khắp thế giới và đâu đó vẫn còn có những thắc mắc xung quanh những chiếc xe trong tương lai gần này. Dưới đây là một số thắc mắc được giải thích bởi các chuyên gia cho những người có những câu hỏi sát với thực tế nhất về vấn đề xe điện.