Tất cả những chiếc ô tô hiện đại, bao gồm cả những mẫu xe phổ thông giá rẻ, đều có rất nhiều thiết bị điện tử và vi mạch. Các vi mạch này trợ giúp cho sự hoạt động của các tính năng khác nhau, ví dụ như hệ thống trợ lực lái, cửa sổ điện, điều khiển điều hòa, hệ thống thông tin giải trí và bộ điều khiển điện tử (ECU) của ô tô. Chip bán dẫn là thành phần quan trọng của tất cả các vi mạch cũng như hầu hết các thiết bị điện tử trên ô tô ngày nay.
Phần lớn các hãng ô tô chỉ duy trì một lượng chip bán dẫn vừa đủ trong kho để theo kịp tốc độ sản xuất tại các nhà máy. Khi làn sóng Covid-19 đầu tiên khiến nhiều quốc gia tuyên bố đóng cửa, các nhà sản xuất ô tô đối mặt với tình trạng nhu cầu thấp và lượng tồn kho cao. Vì vậy, họ phải điều chỉnh giảm đơn đặt hàng đối với các loại chip này. Chỉ có một số công ty trên thế giới sản xuất chip bán dẫn với quy mô lớn và họ thường ưu tiên các công ty điện thoại hơn các nhà sản xuất ô tô vì những công ty điện thoại sử dụng nhiều chip cao cấp hơn và mang lại lợi nhuận cao.
Khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, các nhà sản xuất ô tô bị choáng ngợp với vô số đơn đặt hàng do nhu cầu mua xe tăng trở lại. Họ cần thêm nhiều chip bán dẫn để đáp ứng việc sản xuất nhưng các nhà chế tạo chip đã dành nguồn lực cho các ngành công nghiệp khác đặt hàng trước. Vì vậy, ngành ô tô đang thiếu hụt thành phần điện tử quan trọng này và dẫn đến sự đình trệ tốn kém.
Chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng của sự thiếu hụt chất bán dẫn với việc giao xe. Các mẫu xe đã gần như đã hoàn thiện nhưng chỉ thiếu hệ thống thông tin giải trí do khan hiếm chip bán dẫn và do đó không thể giao cho khách hàng. Khi cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng, các nhà sản xuất ô tô đã phải thực hiện các biện pháp quyết liệt. Trên khắp thế giới, một số hãng đã phải tạm ngừng sản xuất hoặc giảm ca làm việc tại các nhà máy, chẳng hạn như Nissan ở Nhật Bản và Ford ở Mỹ. Một số thương hiệu còn phải giảm danh sách trang bị của các dòng xe để giảm số lượng chip cần dùng. Điều này không chỉ gây ra sự chậm trễ trong thời gian giao hàng hiện tại mà còn khiến việc ra mắt những chiếc xe mới bị trì hoãn. Khoản chi phí mà các nhà sản xuất ô tô phải chịu do sự gián đoạn nguồn cung này cuối cùng sẽ gây ảnh hưởng đến khách hàng.
Các hãng ô tô đang tìm kiếm các nguồn thay thế chip bán dẫn và linh kiện điện cho ô tô nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt hiện tại và tránh một cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Vì các nhà máy bán dẫn hiện tại đã hoạt động với công suất tối đa nên cần có những công ty mới tham gia chế tạo chip cho ô tô. Các nhà sản xuất điện tử hàng đầu như Intel, Foxconn và thậm chí là Huawei đang hợp tác với các nhà sản xuất ô tô để đáp ứng các yêu cầu về chip bán dẫn. Bên cạnh đó, hai thương hiệu Hàn Quốc là Samsung và Hyundai cũng đang thương lượng việc sản xuất chip bán dẫn. Các con chip từ hai thương hiệu điện tử này sẽ dành cho các mẫu xe điện vì chúng sử dụng công nghệ hiện đại hơn so với các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong.
Câu trả lời ngắn gọn là không. Nhiều chuyên gia trong ngành tin rằng sự thiếu hụt có thể tiếp tục kéo dài đến năm đầu 2022 và thậm chí là đến giữa năm 2022. Khi các quốc gia mở cửa trở lại và các nhà sản xuất thiết bị điện tử tham gia vào việc sản xuất, sẽ mất thời gian để thiết lập dây chuyền sản xuất và lắp ráp mới để chế tạo chip cho ô tô vì chúng có các thông số riêng biệt. Ngoài ra, các công ty này còn phải đối mặt các đơn đặt hàng đang chờ xử lý và tiến độ sản phẩm bị trì hoãn. Vì vậy, sẽ còn một thời gian tương đối dài nữa trước khi cuộc khủng hoảng chip bán dẫn chấm dứt.
Phân khúc xe đô thị cỡ nhỏ dần không còn được sức hút như thời điểm trước, bởi nhu cầu người dùng có phần cao hơn khi Hyundai Grand i10 và Kia Morning không còn sức bán cao. Tuy nhiên phân khúc xe gầm cao lại được ưa chuộng hơn bởi tính đa dụng nhiều hơn.
Subaru Crosstrek, có tên cũ là XV từng được bán ở Việt Nam, nay có thể trở lại với tên mới cùng giá bán dự kiến thấp hơn hẳn.
Trong tháng 3/2023, phân khúc sedan hạng C có phần ảm đạm khi hàng loạt mẫu xe có doanh số giảm dù có rất nhiều chương trình trợ giá. Như thường lệ Mazda 3 vẫn đứng đầu phân khúc và Honda Civic là cái tên duy nhất có chỉ số tăng trưởng dương.
Trong tháng 4, phân khúc xe bán tải khá ảm đảm khi hầu hết các mẫu xe đều có doanh số giảm mạnh, đáng chú ý Toyota Hilux đã có sự tăng trưởng dù khá ít, như thường lệ Ford Ranger vẫn đứng đầu phân khúc với hơn 1.400 xe bán ra thị trường.
Khác với nhiều phân khúc khác, thị phần MPV vẫn sôi động khi có lượng xe bán ra khá nhiều và cái tên quen thuộc Mitsubishi Xpander vẫn là mẫu xe có doanh số cao nhất tháng cũng như cả năm.