Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Malaysia, Datuk Seri Ong Ka Chuan cho biết trong vòng 26 tháng tới các hiệp định thương mại khác nhau sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành ô tô. Bên cạnh TPP, Malaysia cũng đang nằm trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các hiệp định thương mại với Nhật Bản và Australia.
Giá xe giảm từ sự tác động của các chính sách mở cửa thị trường của trong nước và quốc tế thông. Các yếu tố như hàng hóa, dịch vụ, lạo động có tay nghề và các khoản đầu tư sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó giúp giảm giá bán. Datuk Seri Ong Ka Chuan cho biết. Khi TPP có hiệu lực, xe ô tô từ Mỹ và Canada sẽ được miễn thuế. Chúng tôi phải tham gia vào xu hướng này để cạnh tranh với thị trường quốc tế. Chúng tôi sẽ có một thời gian nữa để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước, nhưng sau 12 năm nữa các mẫu xe nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường", ông nói thêm.
Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu ô tô Malaysia (Malaysia Automotive Institute) Madani Sahari cho biết ông tin rằng giá bán xe tại quốc gia này sẽ rẻ hơn trong những năm tiếp theo. "Tính đến tháng 5 năm nay, giá xe đã giảm trung bình 16,5%. Đến năm 2018, chúng tôi ước tính giá xe sẽ giảm từ 20% đến 22%." Ông Madani Sahari nói.
Tuy nhiên, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Malaysia (MAA) lại có quan điểm ngược lại khi cho rằng giá bán xe tại Malaysia sẽ không giảm mà còn tăng. Datuk Ahmad Aishah, Chủ tịch MAA cho biết: Giá ô tô sẽ tăng trong năm 2016 do sự tác động của tỷ giá ngoại tệ. Tổ chức này dự báo toàn ngành ô tô Malaysia sẽ đạt doanh số 670.000 xe trong năm nay.
MAA cho rằng chưa thấy sự tác động tích cực từ TPP: TPP vẫn còn ở tương lai và thông tin chi tiết về nó vẫn chưa được công bố chi tiết. Thuế nhập khẩu sẽ được giảm đối với xe từ Mỹ và Canada, tuy nhiên, xe nhập khẩu vào Malaysia lại chủ yếu từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và từ thị trường châu Âu. Chính vì vậy sự tác động là chưa rõ dàng.
Trong khi các cơ quan thuộc chính phủ Malaysia dự báo giá xe sẽ giảm thì thực tế các nhà sản xuất xe hơi tại đây đã thông báo tăng hoặc có khả năng tăng giá bán xe có hiệu lực vào năm sau. Toyota /Lexus là các hãng xe tiên phong tiếp theo là Honda, Nissan, BMW và Mitsubishi.
Các cơ quan Chính phủ và các nhà sản xuất ô tô Malaysia đang có quan điểm đối lập về giá xe. Tương tự thực trạng tại Việt Nam, xe giá rẻ vẫn chỉ là mơ ước của người tiêu dùng khi mà các chính sách phát triển ngành ô tô chưa đồng nhất, thường xuyên tay đổi, cơ sỡ hạ tầng chưa đảm bảo, sự tác động của các hiệp định thương mại đã và đang ký kết chưa rõ dàng.
Với một quốc gia xuất khẩu ô tô mạnh trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan hiện nay thì việc chưa gia nhập Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) cũng không gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan bởi có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Năm 2015 sắp khép lại, ngành ô tô Việt đã có một năm đầy khởi sắc với mức doanh số tăng ngoài mong đợi bất chấp những rào cản về thuế, phí.
Chính phủ ban hành Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi để quy định giá tính thuế mới để hướng dẫn Luật bổ sung, sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016.
Có thể nói, đến năm 2029, thị trường Ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn với tất cả các trung tâm hàng đầu về công nghiệp Ô tô thế giới.
Cuộc họp hội nghị Bộ trưởng 12 nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc tại Atlanta (Mỹ) ngày 4.10 đã đạt được sự đồng thuận về tỉ lệ sản xuất nội khối để được miễn thuế nhập khẩu đối với ôtô. Với thuế suất ưu đãi là 0%, người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng sẽ mua được ôtô giá rẻ.