>>> Đằng sau “yêu sách” vô lý và lời hứa bánh vẽ của Toyota
Thực chất những thành tích vượt trội của Toyota
Theo thông tin từ Toyota Việt Nam (TMV) năm 2014 hãng này đạt doanh số với 41,205 xe, tăng 24% so với năm trước và chiếm 31% thị phần trong VAMA. Bên cạnh đó, trong năm vừa qua, giá trị kim nghạch xuất khẩu phụ tùng của TMV đạt 40 triệu USD – mức kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu. Toyota cũng đã đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước trên 700 triệu USD nâng tổng số đóng góp thuế kể từ ngày thành lập đến nay lên đến trên 4 tỷ USD (bao gồm thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu…).
Hiện nay, số nhân sự của Toyota đã lên tới 1.900 và gần 4.000 làm việc tại các đại lý của hãng này trong cả nước. Về vấn đề nội địa hóa năm 2014, TMV đã nội địa hóa thêm 2 phụ tùng, đó là: Ốp trần xe và tấm cách âm cách nhiệt cho cả 2 mẫu xe mới là Corolla và Vios. Cho đến nay, TMV đã có tổng cộng 270 phụ tùng được nội địa hóa.
Nếu chỉ nhìn vào các con số trên thì quả thật Toyota đang có một thành tích vô cùng ấn tượng. Đặc biệt là con số đóng góp cho ngân sách lên tới 700 triệu USD trong năm 2014. Tuy nhiên, thực tế cần phải phân rõ đâu là đóng góp thực sự của Toyota. Trong số tiền mà doanh nghiệp này đóng thuế thì chỉ có thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp là những loại thuế mà Toyota thực sự đóng góp cho ngân sách. Tuy nhiên, những loại thuế này chắc chắn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số liệu nêu trên.
Ba loại thuế là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và thuế VAT chiếm tỷ lệ lớn trong các con số nói trên. Thực tế đây là 3 loại thuế người tiêu dùng chi trả và thực chất Toyota chỉ là người “thu hộ” sau đó nộp lại ngân sách nhà nước. Giả sử không có Toyota thì một doanh nghiệp nào đó khi nhập khẩu hay lắp ráp xe trong nước cũng sẽ hoàn toàn thay thế. Như vậy, trong 4 tỷ USD mà Toyota đã đóng góp cho ngân sách nhà nước thì đóng góp thực chất của Toyota không lớn.
Một đóng góp khác của nền kinh tế là Toyota đã tạo ra công ăn việc làm cho gần 2.000 lao động trực tiếp và gần 4.000 lao động gián tiếp. Không thể phủ nhận Toyota đã đóng góp đáng kể trong việc tạo ra đội ngũ công nhân kỹ sư có trình độ trong ngành ô tô ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế những đóng góp cho nền kinh tế bởi đội ngũ lao động này không nhiều. Chỉ có 2.000 lao động gián tiếp trong số hơn 40 triệu lao động của Việt Nam là một con số quá nhỏ.
Nên để Toyota rời khỏi Việt Nam
Như trong bài viết trước chúng tôi đã phân tích những đòi hỏi của Toyota là rất khó chấp nhận đối với Chính phủ Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều khả năng Toyota sẽ dần rời khỏi Việt Nam kể từ năm 2018. Đây cũng là một kết quả tất yếu đã được nhiều chuyên gia dự báo trước đó.
Thực tế tham vọng phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam hoàn toàn thiếu cơ sở. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô trước đây đã hoàn toàn thất bại khi hầu hết các mục tiêu đều không đạt được. Nhiều người cũng cho rằng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam năm 2025 tầm nhìn 2035 mới được Chính phủ phê duyệt cũng được đề ra cho có chứ thực chất cũng không thực hiện được. Mục tiêu của ngành công nghiệp ô tô vẫn luôn là giấc mơ không có thực. Những người đề ra mục tiêu của chiến lược dường như đang trong cơn mơ khi không hề căn cứ vào thực tế.
Một trong những đặc điểm của ngành ô tô là lợi thế kinh tế theo quy mô. Tức là giá thành sản xuất một chiếc ô tô phụ thuộc nhiều vào quy mô nhà máy. Đây cũng là ngành cực kỳ cạnh tranh nên một nhà máy quy mô càng nhỏ thì càng ít lợi thế cạnh tranh. Với một thị trường một năm chỉ tiêu thụ hơn 100.000 xe như Việt Nam thì rất khó để một hãng sản xuất xe sản xuất tại Việt Nam.
Vì tính đặc thù của ngành nên trên thế giới có rất ít quốc gia có một ngành công nghiệp ô tô thực sự. Đối với Việt Nam thì giấc mơ ngành công nghiệp ô tô càng thiếu thực tế. Trong khi ngành cơ khí đang ở một trình độ rất thấp và hoàn toàn thiếu những ngành công nghiệp phụ trợ thì việc phát triển công nghiệp ô tô là dường như không thể.
Hiện một số nước trong khu vực có lợi thế vượt trội so với Việt Nam là Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Tại các quốc gia nay có hàng trăm dự án sản xuất linh kiện ô tô trong khi đó ở Việt Nam chỉ có hơn 10 doanh nghiệp cung ứng linh kiện. Do đó một khi hàng rào thuế quan trong khu vực Asean được dỡ bỏ thì lợi thế cạnh tranh hoàn toàn thuộc về các quốc gia đó.
Trong những năm qua những doanh nghiệp sản xuất xe trong nước “sống được” là nhờ chính sách bảo hộ của nhà nước bằng chênh lệch lớn giữa thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và thuế nhập khẩu linh kiện. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ này cũng là một con dao 2 lưỡi vì nó khuyến khích việc nhập khẩu linh kiện hơn là tự sản xuất. Do vậy, kết quả sau hơn 20 năm bảo hộ thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn là con số không tròn trĩnh.
Trở lại với trường hợp Toyota hiện nay quy mô sản xuất của hãng này ở Thái Lan cao gấp hàng chục lần so với Việt Nam. Thái Lan đã có một ngành công nghiệp phụ trợ khá phát triển. Chi phí sản xuất xe hơi ở quốc gia này cũng thấp hơn so với Việt Nam rất nhiều. Vì vậy, một khi không còn hàng rào thuế bảo hộ thì một cách kinh tế nhất Toyota sẽ sản xuất ô tô Thái Lan cho thị trường Việt Nam.
Hơn nữa một lý do không thể không nhắc tới là chất lượng xe. Người ta thường “chê” người Việt có tâm lý “sính ngoại”. Tuy nhiên, một thực tế là cũng một hãng xe nhưng sản xuất lắp ráp ở nước ngoài thường có chất lượng cao hơn ở Việt Nam do tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn, quy trình quản lý, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn. Chúng ta con nhớ cách đây 4 năm khi kỹ sư Lê Văn Tạch của chính Toyota đã chỉ ra những lỗi “chết người” về chất xe Fortuner và Innova. Tuy nhiên, mãi sau một quá trình đấu tranh vất vã thì Toyota Việt Nam mới thừa nhận và triệu hồi 66 nghìn chiếc Fortuner và Innova với những lỗi mà kỹ sư Tạch đã chỉ ra.
Tóm lại, Việt Nam thực tế không có đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp này ở Việt Nam được “vẽ ra” dựa trên ước mơ chứ không phải là thực tế. Toyota rời khỏi Việt Nam cũng là một việc nên làm và nên khuyến khích. Biết đâu người tiêu dùng sẽ được lợi khi được sử dụng chiếc xe ngoại nhập chất lượng tốt hơn, an toàn hơn.
Sau thời gian trầm lắng vì không có tính mới thì gần đây các tư vấn bán hàng của Toyota chào mời đặt cọc mẫu Innova thế hệ mới, đáng chú ý có cả phiên bản hybrid.
Sau khi ra mắt bản nâng cấp tại thị trường Thái Lan thì một số tư vấn bán hàng cho biết Toyota Corolla Altis 2023 cũng sẽ nhận bản cập nhật này với một số thay đổi về tính năng.
Mẫu MPV cỡ lớn Toyota Alphard vừa chính ra mắt tại Nhật Bản với nhiều điểm chung với mẫu MPV hạng sang Lexus LM.
Thông tin Toyota Yaris Cross sẽ về Việt Nam trong tháng 8 tới được truyền đồng loạt từ nhiều đại lý. Dự kiến mẫu xe có mặt tại Việt Nam sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, có phiên bản động hybrid.
Sau đợt triệu hồi tại Indonesia thì mới đây Toyota Việt Nam cũng đã chính thức có các thông tin về mẫu xe đô thị gầm cao Toyota Raize về lỗi hộp điều khiển túi khí.