Dựa trên số liệu khảo sát, nghiên cứu mới nhất Interbrand - Công ty tư vấn tiếp thị có trụ sở đặt ở New York chuyên về lĩnh vực quản lý thương hiệu vừa công bố danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020. Trong đó, có 15 thương hiệu ô tô lọt vào Top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới - Best Global Brands.
Theo Interbrand, các thương hiệu được định giá dựa trên kết quả tài chính, vai trò trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng cũng như sức cạnh tranh và khả năng gia tăng lượng khách hàng trung thành. Trong 15 thương hiệu ô tô lọt vào Top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới, Toyota tiếp tục là thương hiệu ô tô đắt giá nhất.
Giá trị thương hiệu Toyota được Interbrand ước tính đạt khoảng 51,595 tỉ USD, thấp hơn 8% so với năm ngoái, nhưng vẫn đủ để thương hiệu ô tô Nhật Bản đảm bảo vị trí dẫn đầu, đồng thời lọt vào Top 7 thương hiệu giá trị nhất thế giới (xếp sau Coca Cola, Samsung, Google, Microsoft, Amazon và Apple).
Trong khi đó, với giá trị được ước tính khoảng 49,268 tỉ USD, giảm 3% so với năm ngoái, Mercedes-Benz tiếp tục giữ vững vị trí thứ hai trong số các thương hiệu ô tô giá trị nhất thế giới năm 2020. “Đồng hương” của Mercedes-Benz là BMW xếp thứ ba (và thứ 11trong Top 100) với giá trị thương hiệu đạt 39,756 tỉ USD.
Đứng ở vị trí thứ 4 (và thứ 20 trong Top 100) là Honda, với giá trị thương hiệu giảm 11% xuống mức 21,694 tỉ USD. Thương hiệu ô tô Hàn Quốc - Hyundai đứng thứ 5 với giá trị ước tính 14,295 tỉ USD tăng 1% so với năm ngoái. Trong khi Ford tụt xuống thứ 7 (thứ 42 trong Top 100) sau khi giá trị thương hiệu giảm 12% (đạt 12,568 tỉ USD) so với năm ngoái.
Tesla trở lại bảng xếp hạng ở vị trí thứ 6, với giá trị thương hiệu đạt 12,785 tỉ USD. Interbrand cho biết sự trở lại mạnh mẽ của Tesla đến từ mức tăng vốn hóa thị trường tăng mạnh trong 12 tháng và doanh thu ngày càng tăng.
Các thương hiệu thuộc Tập đoàn Volkswagen như Audi xếp vị trí thứ 8 (thứ 44 trong Top 100), Volkswagen xếp vị trí thứ 9 (thứ 47 trong Top 100) và Porsche ở vị trí thứ mười (thứ 55 trong Top 100). Tuy nhiên, giá trị cả ba thương hiệu này đều giảm từ 2 - 5%.
Các thương hiệu ô tô được đưa vào danh sách xếp hạng của Interbrand phải đáp ứng một số tiêu chí như có sự hiện diện đáng kể ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ cũng như ở các thị trường mới nổi. Ngoài ra, ít nhất 30% doanh thu phải đến từ bên ngoài thị trường nội địa và phải có đủ dữ liệu công khai về tài chính của thương hiệu.
Theo Thanh Niên
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam chuẩn bị đón một loạt thương hiệu mới, đa số đến từ Trung Quốc với dải sản phẩm xe điện giàu tính cạnh tranh, từ giá rẻ cho đến tiền tỷ.
Trước đó xuất hiện những hình ảnh của chiếc VinFast Fadil mui trần, bán tải điện và ô tô mini gắn logo VinFast đã gây sốt trên mạng xã hội. Nhưng thật ra là tất cả đều là ảnh chế, một sản phẩm của AI, không phải mẫu xe chính thức của VinFast.
Thị trường Việt Nam chuẩn bị đón nhận nhiều thương hiệu ô tô mới, trong đó nổi bật là các hãng đến từ Trung Quốc. Dự kiến mở bán từ năm 2023, gồm cả ô tô động cơ đốt trong và xe thuần điện.
Theo những số liệu VinFast công bố, hãng xe ô tô Việt Nam này đã bàn giao hơn 2.300 chiếc VF e34 trong 12 tháng qua, như vậy trung bình hơn 190 xe mỗi tháng.