Nhóm Công nghiệp Ô tô & Xe máy là Nhóm Công tác mới được thành lập trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam. Sự ra đời của Nhóm thể hiện mong muốn và nỗ lực xây dựng một môi trường phát triển thuận lợi tạo điều kiện cho ngành công nghiệp ô tô và xe máy nâng cao năng lực cạnh tranh. Thành viên chính của Nhóm bao gồm các công ty lớn như General Motors, Audi, Toyota, Ford, Thaco, Yamaha Motor, Honda, Piaggio.
Nhận định về ngành công nghiệp xe máy, Nhóm Công nghiệp Ô tô & Xe máy cho rằng đây là ngành rất quan trọng đã và đang cung cấp phương tiện đi lại cho hàng triệu người dân Việt Nam trong nhiều năm qua chính vì vậy yêu cầu cấp thiết hiện tại là Chính phủ đưa ra một chiến lược dài hạn và thống nhất để phát triển ngành công nghiệp xe máy của Việt Nam.
Xe máy hiện là phương tiện di chuyển chủ yếu tại Việt Nam, chính vì vậy vai trò của ngành xe máy là hết sức quan trọng. Đây cũng là ngành đạt doanh thu lớn, tỷ lệ nội địa hóa cao, tuy nhiên hiện chưa có nhiều chính sách thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này.
Từ thực trạng này, Nhóm Công nghiệp Ô tô & Xe máy đã đưa ra các đề xuất nhằm phát triển ngành xe máy theo hướng bền vững.
Liên quan đến việc hạn chế số lượng xe máy ở mức 36 triệu chiếc vào năm 2020 theo quyết định số 356 (Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ). Do thiếu số liệu thống kê chính thức và minh bạch liên quan đến xe máy, Nhóm nhận định rằng giới hạn 36 triệu xe đã đặt ra những khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp xe máy. Không những vậy, vấn đề này còn ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh hiện tại và đồng thời cũng ảnh hưởng đến các kế hoạch đầu tư trong tương lai.
Theo Nhóm công tác thì Chính phủ cần công bố số liệu của ngành công nghiệp xe máy một cách minh bạch, kịp thời và thường xuyên nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành có thể đưa ra các kế hoạch và hoạt động kinh doanh phù hợp.
Honda SHi 150 là một trong những dòng xe chịu thuế tiêu thu đặc biệt 20%
Đặc biệt khi đề đến thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhóm Công nghiệp Ô tô & Xe máy cho rằng mức thuế TTĐB 20% được áp dụng cho xe máy với dung tích 125cc trở lên theo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt 27/2008/QH12 ngày 1 tháng 4 năm 2009 là không hợp lý. Bởi lẽ việc sử dụng xe máy 150cc cũng tương tự như xe máy dung tích 125cc và không nên bị coi là sử dụng hàng cao cấp. Hơn nữa, việc tăng thuế TTĐB tạo ra áp lực đối với các nhà sản xuất trong nước làm hạn chế sự phát triển của phân khúc xe này. Từ đó, Nhóm công tác đề nghị Chính phủ rà soát cơ cấu thuế tiêu thụ đặc biệt và kiến nghị không nên áp dụng đối với xe máy.
Liên kết làm việc và hợp tác để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực ô tô, xe máy từ đó giúp phát triển ngành công nghiệp này và tăng nguồn thu nhập thuế cho Chính phủ, Nhóm kết luận.
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đến 20/11 năm nay.
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính nghiên cứu để đề xuất xuất tiếp tục giảm thuế suất cho ô tô điện và hybrid.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA đã kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ với dòng xe HEV, PHEV.
Ô tô có dung tích xi-lanh từ 2.500 cm3 trở xuống sẽ chịu thuế suất là 15% và loại có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 có thuế suất là 20%.
Theo Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ, các cơ quan liên quan đang xem xét khả năng tiếp tục gia hạn ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.