Thủ tướng cũng cho rằng cần đổi mới tư duy về chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố thể chế, chính sách tốt hơn, có lợi cho sản xuất, cho người dân và không trái với thông lệ, cam kết hội nhập quốc tế. Đây là yêu cầu “3 trong 1”.
Đánh giá cao các doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn của Việt Nam, Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng.
Đối với ngành công nghiệp ô tô, Thủ tướng cho rằng, cần đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ, sản xuất phụ tùng, linh kiện, kể cả động cơ, các phụ tùng quan trọng nhất trong số khoảng 7.000 chi tiết tạo nên một chiếc ô tô, để có giá trị gia tăng cao hơn.
Trong bối cảnh hiện nay, việc đẩy mạnh hợp tác để huy động nguồn lực, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất là hết sức cần thiết. Chính phủ ủng hộ sự tự lực của các doanh nghiệp. Việc hợp tác và phân công sản xuất rất quan trọng, “cái gì thì mình làm, cái gì anh khác làm có lợi hơn”, với tinh thần cùng thắng.
Cần tập trung công tác đào tạo để “có nguồn nhân lực tuyệt vời, đội ngũ kỹ sư ô tô dày dạn kinh nghiệm, hiểu biết, thợ bậc cao”. Đây là một yếu tố quan trọng để phát triển ngành công nghiệp ô tô một cách vững chắc. Sức mạnh là ở nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, cần chú ý việc mở rộng thị trường, dòng sản phẩm nào thì được ưa chuộng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam và đặc biệt, cần hướng tới xuất khẩu. Trong sản xuất, cần quan tâm bảo vệ môi trường.
Với tính chất, vai trò của ngành ô tô Việt Nam, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ liên quan đến phụ tùng ô tô, chính sách về đầu tư, nhất là đầu tư sản phẩm công nghệ cao…
Các địa phương có doanh nghiệp đóng trên địa bàn cần quan tâm, trực tiếp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Với doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng, cần quyết liệt đổi mới sáng tạo, nếu không thì khó thành công.
Đầu năm 2018, nghị định 116 chính thức có hiệu lực, những quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô khiến tình hình nhập khẩu ô tô có chiều hướng giảm mạnh. Ban đầu, doanh nghiệp lúng túng, chưa thể đáp ứng nhu cầu về giấy chứng nhận cũng như đường chạy thử nghiệm. Đến giữa năm 2018 đến nay, lượng ô tô nhập khẩu đã ổn định và tăng dần, nhiều mẫu xe được nhập về với lô hàng lớn hơn, giải tỏa cơn khát ô tô nhập khẩu.
Volkswagen Tiguan Allspace tiếp tục giảm mạnh gần 400 triệu đồng, nhờ đó mà giá bán thực tế của mẫu SUV 7 chỗ này được xem gần như chạm đáy kể từ khi mở bán tới nay.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Kể từ 1/7 các dòng xe lắp ráp trong nước sẽ được hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ trong nước, tuy nhiên các dòng xe nhập khẩu không được hưởng ưu đãi này buộc phải tự giảm giá để đẩy đi lượng hàng còn tồn lại.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Trước đó nhà phân phối mẫu xe Hyundai Creta đã công bố kế hoạch chuyến sang lắp ráp mẫu xe này thay vì nhập khẩu như trước.