Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9, cả nước nhập khẩu chỉ có 382 ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi. So với cùng kỳ tháng 8, con số này kém tới 7 lần. Trước đó, tính chung cả tháng 8, dù lượng ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ có xu hướng giảm nhưng vẫn đạt 3.693 xe.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/9, cả nước đã nhập khẩu 68.013 ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng trị giá kim ngạch đạt hơn 1,454 tỷ USD.
Còn hơn 3 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2017, tuy nhiên, diễn số lượng xe nhập khẩu và doanh số bán ra của các thành viên VAMA cho thấy thị trường ô tô tại Việt Nam đang trong tình trạng rất ảm đạm.
Cuối năm 2016, các chuyên gia từng dự báo năm 2017, doanh số bán hàng của thị trường ô tô mới sẽ tăng thêm khoảng 10%, đạt khoảng 340.000 chiếc. Thế nhưng, từ đầu năm 2017 đến nay, thị trường ô tô Việt Nam liên tiếp nhiều biến động.
Cụ thể, kết thúc quý I/2017, toàn thị trường tiêu thụ 41.600 xe, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kết quả của quý II bắt đầu cho thấy dấu hiệu chững lại của thị trường. Với 125.487 xe bán ra trong quý II, tăng trưởng của ngành này chỉ đạt 1% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) mới đây cho thấy, tháng 8/2017, toàn ngành bán 22.099 xe, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Để đạt được tăng trưởng này, các hãng xe đã phải liên tiếp giảm giá bán trước tháng Ngâu cùng nhiều gói ưu đãi.
Tuy nhiên, cộng dồn từ đầu năm tới hết tháng 8, toàn ngành chỉ bán được 177.037 xe, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xe con giảm 4%. Làn sóng dịch chuyển từ xe lắp ráp sang xe nhập khẩu cũng rõ ràng với xe lắp ráp giảm 11%, xe nhập khẩu tăng 10%. Như vậy, để đạt được mốc 340.000 xe trong năm 2017, trong 3 tháng cuối năm, toàn ngành ô tô phải bán được 162.963 xe.
Theo đánh giá của một đại diện VAMA, với thực trạng hiện nay của các hãng, rất khó để đạt được kết quả đề ra. Bởi lẽ, còn hơn 3 tháng nữa sẽ bước sang năm 2018, thời điểm xe từ ASEAN về được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, do đó, dù các hãng vẫn tiếp tục đưa ra nhiều chương trình giảm giá, ưu đãi song tâm lý chung của khách hàng vẫn muốn chờ đợi đến 2018 mua xe giá rẻ hơn bây giờ.
Ngoài ra, một loạt chính sách điều chỉnh thuế đối với ô tô vừa được Bộ Tài chính đề xuất các khiến các hãng xe không yên tâm, chờ đợi khi chính sách được chính thức áp dụng mới có chiến lược tiếp theo.
Bên cạnh đó, sức mua không tăng cũng do ảnh hưởng từ tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng về việc giá xe sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc 8 tháng năm 2017 ước đạt 66.000 chiếc và 1,387 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng và giảm 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 8 tháng, Thái Lan vẫn dẫn đầu trong số các nước nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam. Hiện Thái Lan và Indonesia đang chia nhau nắm 2 vị trí dẫn đầu về số lượng và trị giá kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam, chiếm trên 60% tổng số lượng và gần 51% trị giá kim ngạch ô tô nguyên chiếc nhập khẩu cả nước.
Theo Tiền phong
Theo các thống kê trong nữa đầu tháng 2/2023, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tăng hơn 20% so với tháng trước.
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến sự bão hòa của dòng Sedans trong khi đó dòng xe SUVs tiếp tục có sự tăng trưởng.
Số liệu cập nhật mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy, doanh số bán ôtô của các thành viên VAMA trong tháng 5.2020 đạt 19.081 xe các loại, tăng so với tháng 4.2020 (chỉ đạt 11.761 xe), nhưng kém xa cùng kỳ năm trước (tháng 5.2019, đạt tới 27.480 xe).
Ngay từ đầu năm 2020, sức nóng cạnh tranh trên thị trường ô tô Việt Nam đã gia tăng khi hàng loạt hãng ô tô giảm giá bán. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng khó khăn trong sản xuất và phân phối xe ô tô sẽ được tháo gỡ nhờ sự thay đổi của chính sách và tín hiệu tích cực từ các nhà máy.
Nhận định về giá xe trong thời gian tới, các chuyên gia đều đồng quan điểm sẽ khó tăng, thậm chí giảm thêm, do cung vẫn đang lớn hơn cầu rất nhiều.