Một ví dụ là, tổng số bán hàng các mẫu xe Toyota trong tháng 8 vừa qua đạt 4.729 xe (chưa gồm Lexus), giảm 18% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, thị phần của Toyota tại Việt Nam lại tăng 3%, một phần rất lớn nhờ việc giới thiệu trở lại các mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc (trong đó có hai mẫu chủ lực là Fortuner và Hilux, bán được hơn 1.000 xe trong tháng), song song với sự xuất hiện của VIOS thế hệ mới đúng vào ngày 1-8 (tức 10 ngày trước khi tháng Bảy âm lịch bắt đầu).
Sự xuất hiện của mẫu mới cũng cho phép chiếc sedan hạng B nhà Toyota lấy lại "ngôi vương" từ Hyundai i10 trong tháng 8, khi đạt 1.710 xe bán ra, vượt mức 1.610 xe của Hyundai i10. Tuy nhiên, nếu tính mức cộng dồn 8 tháng năm 2018, i10 vẫn đang dẫn trước (16.220 xe so với 16.136 xe).
Về phần mình, Hyundai cũng không ngoại lệ, khi chứng kiến các dòng xe đều có sự sụt giảm nhẹ về doanh số tại Việt Nam. Tổng số xe bán ra trong tháng 8 của Hyundai Thành Công giảm 5% so với tháng trước, đạt 5.573 xe và 38.923 xe cộng dồn. Trong đó, i10 đã giảm 11% so với tháng 7-2018, còn Accent cũng sụt giảm nhẹ, chỉ đạt 1.378 xe bán ra trong tháng 8.
Tương tự như Toyota và Hyundai, số xe bán ra của các dòng sản phẩm thương hiệu khác tại Việt Nam đều có tình trạng sụt giảm tương tự trong tháng vừa qua. Khác biệt hiếm hoi là Honda Việt Nam, với mức tăng 11% so với tháng 7, đạt 2.125 xe. Tuy nhiên, con số này vẫn khá khiêm tốn so với hai "ông lớn" của thị trường ô tô Việt Nam nói trên.
Lý do của sự suy giảm bán hàng chủ yếu bởi tâm lý e ngại mua sắm trong tháng "cô hồn" từ phía người tiêu dùng. Không ít người muốn chờ đợi sang tháng Tám âm lịch, hoặc đã cố gắng gom tiền mặt để mua "đứt" xe từ tháng trước đó. Tình trạng này khiến các mẫu xe đều chung số phận suy giảm lượng bán ra, bất chấp nhiều đợt khuyến mãi "khủng" từ phía các đại lý và nhà sản xuất. Tuy nhiên, với một số dòng xe ăn khách, việc nhà sản xuất chọn lựa đúng thời điểm để tung ra mẫu mới, kết hợp khéo léo thay đổi thời gian ký kết hợp đồng với khách hàng cũng phần nào giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của tháng "cô hồn", ít nhất là trên giấy tờ.
Theo Hà Nội mới
Trong nửa đầu năm nay, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng hơn 500%, thậm chí có loại tăng đến hơn 650% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan chiếm hơn 50% về số lượng và tổng kim ngạch trong 8 tháng đầu năm 2019. Xe nhập từ Thái Lan ngày càng rẻ, đang chiễm lĩnh thị trường Việt Nam.
Thị trường ô tô tiếp tục trở lại nhịp sôi động sau khi “thoát” tháng \"cô hồn\" nhưng thị trường ô tô cũ vẫn chưa mấy khởi sắc.
Ngoài 3 ông lớn quen thuộc là THACO, Toyota và TC MOTOR, VinFast đang nổi lên như một thế lực mới trên thị trường ô tô Việt Nam. Thiệu thị trường ô tô Việt đã qua thời \"tam quốc diễn nghĩa\"?
Xe ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký nhập khẩu trong tháng 7/2019 chủ yếu có xuất xứ Thái Lan với 6.572 chiếc, từ Indonesia với 3.210 chiếc, từ Trung Quốc với 600 chiếc...