Trong đó, thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng ôtô nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Australia, New Zealand và khu vực ASEAN sẽ tăng mạnh kể từ ngày 8/6/2012.
Cụ thể, các loại xe chở từ 10 người trở lên chạy bằng nhiên liệu diesel hoặc bán diesel có tổng trọng lượng có tải từ 6-18 tấn, bao gồm cả xe limousine kéo dài, sẽ có mức thuế suất tăng lên 70%. Các loại xe chở người từ 30 chỗ trở lên và được thiết kế đặc biệt để dùng trong sân bay vẫn áp dụng mức thuế 5% hiện hành.
Các loại xe cứu thương, xe có nội thất thiết kế như căn hộ (motor-homes) có dung tích xi-lanh từ 1.0 lít trở xuống tăng mức thuế suất lên 78%. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với xe cứu thương có dung tích xi-lanh trên 1.0 lít đến 1.5 lít tăng lên mức 20 - 25%, motor-homes tăng lên 78%.
Mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các loại xe tải tự đổ không được thiết kế để dùng trên đường quốc lộ sẽ tăng lên các mức 10%, 30%, 60% và 65% tùy mức tổng trọng lượng có tải.
Cũng tại các danh mục sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư 63, thuế suất sẽ đồng loạt tăng từ mức 0% hiện hành lên 20-25% đối với một loạt loại xe chuyên dụng như xe đông lạnh, xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, xe xi-téc, xe chở xi măng kiểu bồn, xe bọc thép chở hàng hóa có giá trị...
Trước đó, ngày 15/2/2012, Bộ Tài chính cũng đã cùng lúc ban hành ba thông tư về việc ban hành các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản, Việt Nam-Nhật Bản và ASEAN-Australia-New Zealand giai đoạn từ 2012 đến 2014 và 2015. Trong đó, thuế suất thuế nhập khẩu đối với các loại xe nêu trên hầu hết đều ở mức 0% hoặc 5-6%.
Giá cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô quốc tế từ Trung Quốc và Đức đã giảm mạnh vào thứ Tư vừa qua do lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể tăng thuế nhập khẩu ô tô dưới thời Tổng thống tái đắc cử Donald Trump.
Ngoài việc tăng thuế các mặt hàng châu Âu nhập vào Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này đã phát đi yêu cầu các hãng xe điện nước này tạm ngừng các kế hoạch đầu tư vào các thị trường châu Âu.
Việc tính gấp đôi phí tái chế đối với các nhà sản xuất ôtô là một trong những kế hoạch thúc đẩy sản xuất nội địa của chính phủ Nga.
Hai đại diện của Thaco và VinFast cho rằng khi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô hết thời gian ưu đãi có thể khiến giá thành của ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tăng cao, đồng thời từ đó kiến nghị thêm các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.
Mercedes, BMW và Volkswagen đã lên tiếng về việc EU tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc nhập khẩu vì lo ngại vấn đề dính đòn trả đũa từ Bắc Kinh.