Trong đó, lượng nhập khẩu ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 16.310 chiếc, tăng 136% và chiếm gần 62% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước; ô tô tải đạt hơn 8.800 chiếc, giảm 10,2%; ô tô trên 9 chỗ ngồi là 170 chiếc, giảm 10,2% và ô tô loại khác là 1.200 chiếc, giảm 56,1%.
ASEAN vẫn là khu vực cung cấp xe nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2017, xe có xuất xứ ASEAN chiếm 14.460 chiếc, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó ô tô nhập khẩu từ Thái Lan chiếm 10.050 chiếc, tăng 28,8% và từ Indonesia là 4.400 chiếc (con số này cùng kỳ năm trước là 833 chiếc).
Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ thị trường Ấn Độ của Việt Nam tăng gấp 4 lần, với gần 4.800 chiếc.
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Trong khi đó, lượng xe nhập khẩu từ các quốc gia như Anh, Canada, Đức, Nga, Pháp chiếm số lượng rất nhỏ. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2017, lượng xe nhập khẩu từ Đức về Việt Nam 370 chiếc, Nga 374 chiếc, Anh 105 chiếc, Canada 11 chiếc, Pháp 8 chiếc.
Trong tháng 3/2017, cả nước nhập khẩu hơn 11.000 ô tô nguyên chiếc các loại, trị giá 180 triệu USD, tăng 39,3% về lượng và tăng 13,9% về trị giá so với tháng trước.
Volkswagen Tiguan Allspace tiếp tục giảm mạnh gần 400 triệu đồng, nhờ đó mà giá bán thực tế của mẫu SUV 7 chỗ này được xem gần như chạm đáy kể từ khi mở bán tới nay.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Kể từ 1/7 các dòng xe lắp ráp trong nước sẽ được hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ trong nước, tuy nhiên các dòng xe nhập khẩu không được hưởng ưu đãi này buộc phải tự giảm giá để đẩy đi lượng hàng còn tồn lại.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Trước đó nhà phân phối mẫu xe Hyundai Creta đã công bố kế hoạch chuyến sang lắp ráp mẫu xe này thay vì nhập khẩu như trước.