Tháng 11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 154 quy định chi tiết thi hành một số điều luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, các sản phẩm thuộc nhóm 2 có khả năng gây mất an toàn phải tiến hành đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, và công bố hợp quy theo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN).
Các linh, phụ kiện có khả năng gây mất an toàn ở lĩnh vực ôtô bao gồm gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng, kính an toàn, la-zăng hợp kim, vật liệu nội thất và thùng nhiên liệu. Danh sách này được công bố trong Thông tư 41 của Bộ Giao thông Vận tải hồi tháng 7/2018. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường.
Thông tư 41 thay thế cho Thông tư 39 ban hành hồi tháng 12/2016. Khi đó, những linh, phụ kiện ôtô như gương, đèn chiếu sáng, lốp, vật liệu nội thất, la-zăng cũng yêu cầu chứng nhận và công bố hợp quy. Tuy nhiên, thủ tục khá đơn giản, không yêu cầu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu. Thời gian thông quan vì thế chỉ khoảng một tuần.
Mercedes S-class, dòng xe có nhiều linh kiện nhập khẩu.
Với quy định mới, các doanh nghiệp đăng ký kiểm tra và nộp kèm các giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng kiểm. Sau đó, khi có xác nhận từ cơ quan này, hãng trình tại Hải quan để được đưa linh kiện về kho, nhưng không được sử dụng hoặc bán ra thị trường. Đến khi hoàn thiện các thủ tục kiểm định, chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy cho linh, phụ kiện, doanh nghiệp mới có thể sử dụng bình thường.
Bên cạnh đó, việc áp mã hàng hóa (HS) cho linh, phụ kiện nhập khẩu trong quá trình đăng kiểm, thông quan có thay đổi. Nếu trước đây, doanh nghiệp không phải làm việc này thì nay, mỗi linh kiện với mã số khác nhau cần được thống kê và cung cấp cho cơ quan đăng kiểm.
Các hãng xe cho rằng các quy định hiện hành khiến việc thông quan linh phụ, kiện gặp một số vướng mắc. Đối với những linh, phụ kiện theo diện nhập khẩu để thay thế, sửa chữa, số lượng kiểu loại cần phải công bố hợp quy là không nhỏ. Ví dụ một bộ đèn trước, theo một doanh nghiệp thống kê, có tới hàng nghìn mã. Cộng thêm thời gian thực hiện quy trình chứng nhận, hợp chuẩn, hợp quy sẽ kéo dài thời gian thông quan. Khách hàng vì thế phải chờ đợi để có phụ tùng sửa chữa, thay thế.
"Tương tự việc nhập khẩu ôtô, linh, phụ kiện giờ đây khi nhập về Việt Nam cũng kiểm định theo từng đợt nhập hàng hoặc yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng của nước ngoài", ông Tuấn Anh, giám đốc Volkswagen Việt Nam cho biết.
Khi chưa thể đáp ứng các thủ tục cần thiết, tương tự ôtô ở Nghị định 116, các phụ tùng, linh kiện có thể "tắc" đường về. Trong khi khách hàng có thể chờ một món hàng như gương, lốp trong vài tháng. Anh Hoàng Bảo, quận 7, TP. HCM cho biết đặt hàng từ hãng kính chắn gió cho chiếc Volkswagen Polo từ tháng 10/2018 nhưng đến nay chưa có.
Gương chiếu hậu trên một mẫu Range Rover Discovery.
Với những doanh nghiệp lắp ráp trong nước nhưng nhập linh, phụ kiện từ nước ngoài, nếu không thể thông quan chỉ một, hai sản phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Sếp phụ trách chiến lược sản phẩm một hãng xe Nhật tại Việt Nam nói rằng, giả sử nếu không thể thông quan gương chiếu hậu cho một mẫu xe lắp ráp trong nước, xe sẽ chậm ra thị trường.
Với những vướng mắc này, hãng e ngại giá linh, phụ kiện sẽ tăng vì việc thêm các thủ tục đăng ký, thời gian lưu kho, thông quan lâu hơn khiến chi phí phát sinh. Nếu sản phẩm đó nhập với số lượng lớn chưa phải vấn đề. Nhưng giả sử một khách hàng đặt hãng một đèn chiếu sáng của xe đời 2010, hãng phải nhập về vài chiếc để làm đăng kiểm nhưng chỉ bán phục vụ cho một khách thì khả năng giá thành tăng là lớn.
"Trước mắt, với thời gian lưu kho, đăng kiểm, chứng nhận lâu hơn làm phát sinh chi phí, chúng tôi chưa có ý định tăng giá phụ tùng, linh kiện đối với khách hàng", đại diện một hãng xe nhập khẩu nói.
Theo thống kê của hãng xe kể trên, sau 15/9/2018, thời điểm thông tư 41 có hiệu lực cho đến nay, có khoảng 40 đơn hàng của khách đặt các phụ tùng thay thế, sửa chữa đến nay vẫn chưa có. Một vài khách không thể đợi thêm, chuyển sang mua phụ tùng bên ngoài không chính hãng.
Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu ôtô Đức tại Việt Nam cho biết, các sản phẩm như gương, lốp, kính, đèn ôtô, vật liệu nội thất... hiện có thể mất từ 3 đến 8 tháng để thông quan.
Ở thời điểm hiện tại có trong tay 150 triệu đồng là có thể mua được một chiếc ô tô đủ để phục vụ nhu cầu che nắng che mưa mà không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề thiếu phụ tùng.
Xuất khẩu ô tô của Thái Lan sang Việt Nam và 2 thị trường chính khác là Australia và Nhật tăng mạnh trở lại trong tháng 5 đã giúp nước này bù đắp được phần nào tổn thất từ lĩnh vực du lịch.
Đội Quản lý thị trường số 14 thuộc Cục QLTT Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra 2 cơ sở, tạm giữ số lượng lớn phụ tùng ô tô có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu BMW, Mercedes-Benz, Toyota.
Triển lãm Autotech & Accessories Hà Nội sẽ được tổ chức từ ngày 04 – 07/09/2019 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E), 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội với quy mô gần 200 gian hàng.
Thực hiện sửa chữa cơ thể trên một chiếc xe sau một tai nạn không phải là dễ dàng. Điều đó còn khó khăn hơn đối với những chiếc siêu xe hay xe sang bởi chúng được thiết kế với các vật liệu “kỳ lạ”. Hơn nữa, người ta cũng không chỉ đơn giản tìm đến cửa hàng phụ tùng ô tô để thay thế thiết bị và để có thể tìm thấy các bộ phận mới, chúng luôn đắt tiền. “Bậc thầy” sửa chữa ô tô người Nga Arthur Tussik đang bắt tay vào một nhiệm vụ để hồi sinh một chiếc Lamborghini Gallardo bị hỏng hóc hoàn toàn tron