Dùng phí đường bộ để mua... ô tô
Theo Thứ trưởng điều hành Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc thực hiện quỹ bảo trì đường bộ về cơ bản là nghiêm túc và quỹ có đóng góp lớn việc duy tu, bảo trì đường bộ, tuy nhiên việc quản lý 35% quỹ dành cho các địa phương hiện vẫn còn nhiều vấn đề khi gần như uỷ thác cho các Sở GTVT. "Có tỉnh tận dụng tốt, nhưng có tỉnh thậm chí có đơn vị dùng tiền đó mua ôtô" - ông Trường nhận xét.
Còn theo đánh giá của Tổng cục đường bộ (TCĐB), công tác theo dõi giám sát việc duy tu bảo dưỡng đường của các tỉnh hiện còn sơ sài do ít người và hiện các dự án dưới 10 tỉ đồng, các Sở GTVT được phép tự duyệt. Bên cạnh đó, việc chia nguồn tiền cho các địa phương cũng còn đang "loay hoay" với nhiều vấn đề. Trên thực tế, nguồn thu phí từ các địa phương đang có sự chênh lệch cực lớn và tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TPHCM nên việc phân chia theo tỉ lệ 35% nguồn thu cũng tạo ra một số bất cập. Ngoài khoản tiền cho việc bảo trì, duy tu thường xuyên, nguồn chi cho các địa phương trong trường hợp bão lũ cũng cần phải tính đến bởi khi gặp thiên tai "không hỗ trợ không được mà hỗ trợ thì không có tiền".
Liên quan tới việc thu phí đường bộ, hiện này vẫn có nhiều ý kiến cho rằng cách thu chưa công bằng, hiệu quả và không ít đối tượng đang phải chịu "phí chồng phí" khi vừa mất phí đường bộ trên đầu phương tiện vừa mất phí cho các trạm BOT. Về vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia - đề xuất với các xe thương mại vốn đang có gắn camera hành trình và có sự quản lý trên bản đồ số có thể đổi cách tính để thu theo quãng đường đi. Tuy nhiên, đề xuất này sẽ khó có thể được áp dụng ngay.
Mới đáp ứng 50% chi phí bảo trì
Theo đánh giá tổng kết của Quỹ bảo trì đường bộ, trong năm 2015, thông qua 138 trạm đăng kiểm trên cả nước, tổng số phí bảo trì đường bộ thu được trong năm 2015 đạt 5.738 tỉ đồng. Theo đánh giá của Quỹ, đến nay nguồn vốn trên còn thấp và mới đáp ứng được khoảng trên 50% so với nhu cầu thực tế. Đại diện quỹ cho rằng do tình trạng thiếu kinh phí bảo trì kéo dài nhiều năm nên vẫn còn nhiều tuyến đường giao thông địa phương xuống cấp nhanh sau khi có nguồn vốn 35% từ Quỹ hỗ trợ, một số địa phương đã cắt, giảm phần kinh phí từ ngân sách địa phương dành cho bảo trì làm cho công tác bảo trì đường bộ tiếp tục khó khăn.
Trong năm 2016, Quỹ bảo trì đường bộ dự kiến thu 6.240,125 tỉ đồng tiền phí đường bộ trong đó thu phí qua các trạm đăng kiểm xe ô ô là 6.212,121 tỉ đồng. Quỹ dự kiến chi cho TCĐB 4.850,7 tỉ đồng để thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng thường xuyên... Cụ thể, Quỹ dự kiến kế hoạch chi bảo trì đường bộ (quốc lộ) 7.512,692 tỉ đồng, chi trả nợ sửa chữa QL5 168,845 tỉ đồng và dự phòng 749,750 tỉ đồng.
Trong năm 2016, Quỹ cũng sẽ trích một phần làm quỹ dự phòng bão lũ để hỗ trợ các địa phương trong công tác ứng cứu, xử lý sự cố, sửa chữa đường xá trong trường hợp gặp thiên tai. Ngoài ra, theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ GTVT, Quỹ cũng sẽ lập đường dây nóng 24/7 để cập nhật phản ánh của người dân liên quan tới chất lượng đường xá và các vấn đề bảo trì, duy tu đường. Sau khi lập đường dây nóng, quỹ sẽ phải cập nhật báo cáo tổng kết thực hiện theo đường dây nóng theo quý.
Dự kiến mức phí sử dụng đường bộ cho xe kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ được giảm từ 10 đến 30% nếu được Chính phủ thông qua.
Bộ Tài Chính sẽ giảm 34 khoản phí, lệ phí trong đó có có phí sử dụng đường bộ cho ô tô từ ngày 1/1/2022 cho đến hết 30/6/2022.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định mức thu và sử dụng phí đường bộ từ 1/10/2021.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, các xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sẽ được giảm từ 10 đến 30% phí sử dụng đường bộ.
Chiếc siêu xe Lamborghini Aventador đã bị cảnh sát giao thông thu giữ vì không nộp thuế đường bộ.