Theo số liệu mới từ Tổng cục Hải quan, thị trường ô tô Việt Nam đã chứng kiến một bước nhảy vọt đáng kể trong việc nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc trong năm 2024. Riêng tháng 9, có tới 2.348 chiếc xe nguyên chiếc từ Trung Quốc được đưa về, nâng tổng số lượng nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm lên đến 21.948 xe, trị giá 653,4 triệu USD. Đây là mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023, khi chỉ có 7.712 xe với giá trị tương ứng 297 triệu USD.
Xu hướng tăng trưởng này phản ánh sự gia nhập ồ ạt của các thương hiệu ô tô Trung Quốc vào Việt Nam, đặc biệt từ khi làn sóng xe Trung Quốc thứ hai bắt đầu mạnh mẽ vào năm 2023. Các hãng xe như SAIC (MG), Wuling, Great Wall Motors (GWM), và gần đây là Chery (với các dòng OMODA và JAECOO) đã có các hoạt động để tiếp cận người tiêu dùng Việt. Năm 2024 tiếp tục đánh dấu sự hiện diện của những tên tuổi lớn như BYD, Geely (bao gồm Zeekr, Lynk & Co, Volvo), và GAC (cùng AION), trong đó Zeekr - một thương hiệu xe điện cao cấp ra mắt gần đây, minh chứng cho sự mở rộng phân khúc xe thuần điện tại Việt Nam.
Song song với việc nhập khẩu ô tô, linh kiện và phụ tùng ô tô từ Trung Quốc cũng tăng trưởng mạnh. Tháng 9/2024 ghi nhận giá trị nhập khẩu nhóm này lên đến 132,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 9 tháng lên 932,2 triệu USD, cao hơn nhiều so với mức tương ứng 666,6 triệu USD của cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh sự gia tăng không chỉ trong việc tiêu thụ xe mà còn trong nhu cầu lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng.
Ngoài các đơn vị phân phối chính hãng, ô tô Trung Quốc cũng được nhập khẩu qua các đại lý tư nhân với các thương hiệu như BAIC, Haima, và Hongqi. Các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc nhập khẩu mà còn đang tích cực xây dựng chuỗi cung ứng và hệ thống sản xuất trong nước. Đáng chú ý là dự án xây dựng nhà máy lắp ráp xe tại Thái Bình của Tasco Auto và Geely với diện tích 30ha, công suất ban đầu 75.000 xe/năm và tổng vốn đầu tư 168 triệu USD. Đây là một bước đi chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững và gia tăng cạnh tranh cho các thương hiệu xe Trung Quốc tại Việt Nam.
Tuy vậy, các hãng xe Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn như sự hoài nghi về chất lượng và độ bền sản phẩm từ phía người tiêu dùng Việt Nam, cùng với yêu cầu ngày càng cao về dịch vụ hậu mãi và chuỗi cung ứng. Mặc dù vậy, những yếu tố như giá cả cạnh tranh, trang bị nhiều công nghệ tiên tiến được kỳ vọng sẽ giúp ô tô Trung Quốc có thể lấy lòng người Việt.
Do đó để có được những tín hiệu lạc quan tại thị trường Việt Nam, các hãng xe Trung Quốc cần có sự kiên trì, đầu tư vào việc chăm sóc khách hàng, bên cạnh đó việc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ hiện nay được rất nhiều tệp khách chú trọng ngày một khắc khe hơn.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam chuẩn bị đón một loạt thương hiệu mới, đa số đến từ Trung Quốc với dải sản phẩm xe điện giàu tính cạnh tranh, từ giá rẻ cho đến tiền tỷ.
Đối thủ nặng ký của Tesla xác nhận rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm sản xuất xe điện của hãng tại Đông Nam Á.
Thị trường Việt Nam chuẩn bị đón nhận nhiều thương hiệu ô tô mới, trong đó nổi bật là các hãng đến từ Trung Quốc. Dự kiến mở bán từ năm 2023, gồm cả ô tô động cơ đốt trong và xe thuần điện.