Mặc dù các công ty sản xuất ô tô của Trung Quốc trong một thập kỷ trở lại đây phát triển chóng mặt và chất lượng sản phẩm đã được cải thiện rất nhiều với chính sách khuyến khích từ Chính phủ Trung Quốc theo kiểu “đẻ thật nhiều con và đứa nào mạnh khỏe thì đứa đó tồn tại và phát triển”. Các công ty Trung Quốc cũng muốn đốt cháy giai đoạn bằng việc mua, bán sáp nhập và lấy các thương hiệu xe từ Châu Âu nhằm nhanh chóng lấy được thị phần.
Đặc biệt là thị trường xe điện khi các con số từ các đơn vị thống kê độc lập nước ngoài cho biết, hiện Trung Quốc có khoảng 846 hãng xe đăng ký kinh doanh và gần 1/3 số này là các công ty hoạt động sản xuất xe điện, xe lai hybrid hoặc sử dụng nhiên liệu hydro. Con số công ty hoạt động trong lĩnh vực này quá lớn tạo ra sản lượng xe điện trong năm 2020 đã tăng khoảng 5 triệu chiếc, gấp 4 lần so với doanh số xe điện tại nước này và dư thừa khoảng 50%.
Sản lượng dư thừa quá lớn đã khiến nhiều công ty phá sản khi không thể bán ra thị trường được sản phẩm nào. Theo Bloomberg thì trong 2 năm trở lại đây đã có ít nhất hơn 10 hãng sản xuất xe điện của Trung Quốc phá sản hoặc phải tái cơ cấu hoạt động.
Nhà máy ô tô bỏ hoang của Byton tại Nam Kinh - Ảnh: Bloomberg.
Trở lại với thị trường Việt Nam, hiện các hãng xe điện của Trung Quốc vẫn chưa xuất hiện nhưng các thương hiệu xe xăng đã có những động thái ban đầu thăm dò thị trường khi mở các showroom và đại lý giới thiệu sản phẩm.
Sự khó khăn ban đầu của các hãng xe Trung Quốc tại Việt Nam đã thể hiện ngay bởi tâm lý bài trừ “hàng Tàu” đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao khi đã có quá nhiều phàn nàn về chất lượng sản phẩm trong suốt nhiều năm.
Bên cạnh đó, thực tế bài học của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Trung Quốc cũng đã có tiền lệ khiến việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trong nước là không hề dễ dàng.
Bài học đầu tiên đối với người tiêu dùng trong nước đó là làn sóng xe gắn máy vào đầu những năm 2000. Các xe gắn máy của Trung Quốc ồ ạt thâm nhập vào thị trường Việt Nam với giá chỉ bằng 25-30% xe máy Nhật đã tạo ra một xu hướng mới. Nó đã tác động tích cực đến thị trường trong nước khi buộc các thương hiệu xe Nhật Bản phải chuyển nhà máy về lắp ráp trong nước và hạ giá thành sản phẩm.
Nhưng từ đó đã xuất hiện một tâm lý lan rộng rằng, “xe Tàu” là đồng nghĩa với sản phẩm rẻ và nhanh hỏng. Người tiêu dùng cũng có cái lý của họ các sản phẩm xe gắn máy thời điểm đó rất nhanh xuống mã khi các chi tiết cơ khí và dàn nhựa không đảm bảo được chất lượng, những chiếc xe này nhanh chóng xộc xệch và tiền sửa còn quá tiền mua xe.
Ngoài ra, tiếng xấu của “hàng Tàu” còn lan truyền trong thời đại mở cửa kinh tế với hàng loạt sản phẩm hàng tiêu dùng giá rẻ mạt tràn ngập thị trường Việt Nam và thực tế cũng chứng minh rằng chất lượng các sản phẩm này thực sự là vấn đề khi chỉ sử dụng một thời gian ngắn là keo hết tác dụng, mối hàn không đảm bảo và dễ gãy rời.
Mẫu xe Beijing X7 được giới thiệu ở Việt Nam giá từ 530 triệu đồng nhưng vẫn hiếm gặp trên đường.
Cái khó đối với xe ô tô của Trung Quốc đó là, mặc dù có giá cả rất cạnh tranh với nhiều tính năng, công nghệ tiên tiến nhưng với mức giá dao động một số mẫu xe được giới thiệu ở Việt Nam vào khoảng từ 500 triệu đến dưới 1 tỉ thì vẫn là một số tiền rất đáng phải nâng lên đặt xuống. Nó không giống chiếc xe máy thời điểm trước khi với khoảng 7-10 triệu thì có thể chấp nhận được và khấu hao chiếc xe xong nhanh chóng.
Trên các diễn đàn khi nhắc về xe ô tô Trung Quốc, cho dù là người chưa được trải nghiệm thực tế bao giờ nhưng ý kiến được chấp nhận nhiều nhất đó là: Xe giá rẻ so với thị trường mà nhiều tính năng thì chỉ có thể là “hàng mã” chất lượng kém.
Thực tế sản phẩm của Trung Quốc “mang tiếng” không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia thuộc Đông Nam Á. Đơn cử như Indonesia khi người dân tại đây cũng mất lòng tin vào sản phẩm của các thương hiệu Trung Quốc trước đây cũng bởi kiểu kinh doanh đem con bỏ chợ trước đó, hầu hết các sản phẩm được bán ra và không còn chế độ hậu mãi sau đó.
Wuling Motors với mẫu Almaz có giá khoảng 500 triệu đồng cạnh tranh mạnh tại Indonesia.
Gần đây, các hãng xe ô tô Trung Quốc đang phải “hứa hẹn” với người dân Indonesia bằng cách đầu tư mở nhà máy sản xuất lắp ráp trực tiếp như một hành động đảm bảo về việc gắn bó lâu dài với thị trường nước này và làm chính sách hậu mãi tốt hơn với các đại lý có xưởng dịch vụ bảo hành. Bước đi này đã có tác dụng đáng kể khi xe từ các thương hiệu Trung Quốc như Wuling và DFSK đang chiếm được thị phần đáng kể từ các hãng xe Nhật Bản.
Với người dân Việt Nam thì xe ô tô Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải làm để lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng và xóa bỏ cái tiếng “xe Tàu” như là một cụm từ mặc định về hàng chất lượng kém. Những năm gần đây, lượng xe nguyên chiếc từ Trung Quốc nhập về Việt Nam tăng đáng kể nhưng thống kê từ Tổng Cục Hải Quan cho thấy chủ yếu là các xe chuyên dụng, xe tải trong khi xe dưới 9 chỗ vẫn còn khá ít.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Omoda - thương hiệu con của Chery sẽ mang những mẫu xe đầu tiên về và cho người dùng lái thử và ghi nhận các ý kiến sau đó sẽ điều chỉnh sản phẩm trước khi ra mắt.
Các thương hiệu mô tô khổng lồ ở Trung Quốc như QJ Motor hay Qainjiang Motor đang tung chiêu marketing rầm rộ, bằng cách tập trung vào việc mở các mô hình mới. Và một trong những mẫu xe mới nhất trong đó chính là QJ Motor SRV700 Flash 2023, một chiếc cruiser 700cc hạng trung với kiểu dáng có vẻ dữ dằn, mạnh mẽ rất đặc trưng của xe Mỹ.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.