Theo Tổng cục Hải quan, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tháng 7 tăng tới hơn 96% so với tháng 6 và kim ngạch đạt gần 135 triệu USD, tăng 64% về trị giá so với tháng trước.
Tuy vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 7, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam là 18.9600 chiếc, trị giá 464 triệu USD, giảm 67,2% về lượng và giảm 61,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Đối với linh kiện và phụ tùng ô tô, trị giá nhập khẩu trong tháng 7 đạt 306 triệu USD, tăng 12,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 2,03 tỉ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Được biết mới đầu tháng 8-2018, một lượng lớn xe nhập khẩu từ Mỹ đã cập cảng Hải Phòng, gồm những mẫu xe Ford và Toyota Highlander. Các mẫu xe nhập từ Mỹ về Việt Nam đều chịu mức thuế rất cao so với những xe nhập từ những thị trường khác, dòng xe Ford có thuế nhập khẩu 70%, thuế tiêu thụ đặc biệt 50%, thuế giá trị gia tăng 10%. Toyota Highlander có thuế nhập khẩu 55%, thuế tiêu thụ đặc biệt 60%, thuế giá trị gia tăng 10%.
Theo Pháp Luật
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Bước sang tháng 5/2023, nhiều mẫu ô tô mới chủ yếu thuộc phân khúc xe phổ thông sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Trong đó chủ yếu là các mẫu xe nhà Toyota.