"Vượt rào" Nghị định 116, ô tô nhập khẩu ùn ùn về Việt Nam
Sau khi sụt giảm mạnh về số lượng xe nhập khẩu, chỉ với hơn 1.000 xe thông quan (tổng giá trị đạt 26,9 triệu USD) trong tuần đầu tháng 7/2018, thì ngay sau đó, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đã tăng gấp đôi.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tuần qua (từ ngày 13/7/2018 đến ngày 19/7/2018) số lượng nhập khẩu về Việt Nam đạt 2.040 chiếc tương ứng tổng trị giá đạt 39,9 triệu USD.
Sau khi bất ngờ bị Indonesia "soán ngôi" đầu bảng cung cấp nguồn xe nhập khẩu vào thời điểm trước, đợt hàng này, Thái Lan đã lấy lại sự áp đảo, với tương ứng 1.529 xe (gấp gần 10 lần so với tuần trước đó), chiếm 75% tổng xe thông quan.
Ở vị trí thứ 2 là xe xuất xứ Indonesia là 282 xe, chiếm 14% tổng xe. Trong khi đó, chỉ có khoảng 94 xe (chiếm 5%) và 74 xe (chiếm 4%) đến từ các quốc gia là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Đáng chú ý, lượng ô tô con nhập về Việt Nam tuần qua nhiều kỷ lục trong năm 2018, với 1.535 ô tô từ 9 chỗ trở xuống cập cảng, chủ yếu tại TP. HCM và Hải Phòng. Trong đó, 1.059 xe từ Thái Lan và 282 chiếc từ Indonesia. Gần một nửa lượng xe còn lại có xuất xứ từ Mỹ (93 chiếc).
Ở phân khúc xe du lịch từ 9 chỗ trở xuống, đã có thêm hơn 280 chiếc được nhập khẩu từ Indonesia, số xe này chủ yếu của Toyota Việt Nam với những dòng xe đáng quan tâm như Wigo, Rush hay Avanza, Fortuner.
Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam trong tuần qua. Chiếm số lượng áp đảo là còng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Nguồn: Tổng cục Hải Quan.
Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu khôi phục trở lại sau khi nhiều doanh nghiệp vượt cửa Nghị định 116 để đưa xe về nước.
Ở phân khúc xe ô tô trên 9 chỗ ngồi, thống kê của Tổng cục Hải Quan cho thấy, trong tuần qua, phát sinh 96 chiếc xe trên 9 chỗ ngồi, tương đương gần 3 triệu USD. Trong đó có 90 chiếc xe xuất xứ từ Thái Lan, có 6 xe xuất xứ từ Nhật Bản. Toàn bộ số xe này được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu khu vực cảng thành phố Hải Phòng.
380 chiếc xe ô tô tải được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá 6,98 triệu USD. Trong đó, xe có xuất xứ từ Thái Lan đạt 370 chiếc, ngoài ra có 10 xe tải xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta.
Xe ô tô tải trong tuần qua được đăng ký tờ khai nhập khẩu chủ yếu ở cảng thành phố Hồ Chí Minh với 222 chiếc, ở cảng Hải Phòng với 148 chiếc, chiếm 99% tổng lượng xe tải nhập về Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 29 chiếc xe chuyên dụng với trị giá khai báo 2,2 triệu USD. Trong đó, chủ yếu xe có xuất xứ từ Trung Quốc với 11 chiếc, từ Thái Lan với 10 chiếc. Số xe ô tô nguyên chiếc loại này nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu qua cửa khẩu khu vực cảng Hải Phòng (16 chiếc) và Lạng Sơn (11 chiếc).
Xe lắp ráp và xe nhập khẩu đồng loạt tăng giá
Mặc dù lượng xe nhập khẩu thông quan tăng đột biến, khiến người tiêu dùng hi vọng kịch bản để cạnh tranh, xe lắp ráp sẽ giảm giá. Tuy nhiên, ngay đầu quý II, một số hãng xe đã tăng giá sản phẩm.
Không phải là dòng xe có doanh số cao, song X-Trail và Sunny của Nissan vẫn được điều chỉnh tăng giá trong tháng 7 khiến nhiều người khá bất ngờ. Cả ba phiên bản của mẫu Nissan X-Trail sẽ tăng giá từ 11-23 triệu đồng.
Giá mới cho phiên bản Nissan X-trail 2.5 SV 4WD là 1,036 tỷ đồng (tăng 23 triệu đồng). Hai phiên bản 2.0 SL 2WD và 2.0 2WD có mức giá mới lần lượt là 956 triệu đồng và 889 triệu đồng.
Giá mới của Sunny phiên bản MT là 448 triệu đồng (tăng 10 triệu đồng), bản AT là 493 triệu đồng (tăng 14 triệu đồng). Theo Nissan, giá các dòng xe lắp ráp tăng là do có sự thay đổi về tỷ giá ngoại tệ và nguồn cung linh kiện về Việt Nam.
Động thái này cho thấy sự bất ổn về giá trên thị trường sẽ tiếp diễn trong khoảng từ giờ đến cuối năm. Mặc dù thuế nhập khẩu về 0%, song giá xe nhập khẩu vẫn chưa rẻ như chờ đợi của người dùng trong năm 2018.
Điển hình trong số đó là Toyota Fortuner, xuất xứ Indonesia, tăng giá 45 triệu đồng so với bản 2.4G 4x2 của năm ngoái.
Fortuner luôn nằm trong danh sách những mẫu xe bán chạy của Toyota. Mẫu xe này cũng vừa được điều chỉnh tăng giá bán.
Theo anh Huy Quang (chủ một doanh nghiệp kinh doanh ô tô nhập khẩu ở Hà Nội), số lượng xe nhập khẩu tăng có thể do các doanh nghiệp muốn đón đầu, chuẩn bị cho triển lãm ô tô vào tháng 10 tới.
Tuy nhiên, kịch bản giảm giá ô tô vào dịp cuối năm thường khó xảy ra vì nhu cầu mua xe thường tăng cao, đặc biệt nhiều mẫu xe được ưa chuộng. Thậm chí, dù các hãng có giảm giá bán, nhưng xe thiếu thì đại lý sẽ tìm cách nâng giá.
"Ngoài ra, thị trường xe cũ cũng sẽ nương theo những mẫu mới sắp ra mắt để đẩy giá bán, chạy doanh số trước khi vào tháng 7 Âm lịch, thời điểm mà thị trường ô tô có thể bị ảnh hưởng vì tâm lý ngại mua sắm vào tháng cô hồn của khách hàng", anh Quang nhận định.
Theo Nhịp sống kinh tế
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.