Ôtô du lịch dưới 9 chỗ ngồi chiếm phần lớn với 4.264 xe được nhập về trong 15 ngày đầu tiên của năm 2019, tổng giá trị hơn 95 triệu USD. Trung bình một chiếc xe du lịch nhập về có giá 22.500 USD, tương đương 523 triệu đồng.
Trước đó, tháng 12/2018, có 14.176 xe ôtô các loại được nhập khẩu về Việt Nam. Xe nhập khẩu nguyên chiếc tiếp tục duy trì số lượng cao và ổn định từ những tháng cuối năm 2018 sang đến 15 ngày đầu tiên của năm 2019.
Xe nhập khẩu tăng được lý giải là do nhu cầu mua sắm ô tô chơi Tết nguyên đán của người dân tăng cao, đang tạo động lực để các doanh nghiệp kinh doanh ô tô đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu về cả mẫu mã lẫn số lượng xe.
So với 15 ngày đầu năm 2018, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam 15 ngày đầu năm 2019 đã tăng gấp 135 lần về số lượng và kim ngạch nhập khẩu ô tô tăng gần 29 lần. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi so với thời điểm hiện tại, những ngày đầu năm 2018 là khoảng thời gian đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, khi gặp những vướng mắc về thủ tục, giấy tờ… trong việc thực hiện các quy định mới theo Nghị định 116 liên quan đến điều kiện kinh doanh xe nhập khẩu.
Như vậy, sau gần 1 năm, những vướng mắc đã dần được giải quyết, hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã đáp ứng đầy đủ các thủ tục giấy tờ để đưa những lô xe mới về Việt Nam.Xe nhập khẩu tăng được lý giải là do nhu cầu mua sắm ô tô chơi Tết nguyên đán của người dân tăng cao, đang tạo động lực để các doanh nghiệp kinh doanh ô tô đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu về cả mẫu mã lẫn số lượng xe.
Lượng xe nhập khẩu tăng cao trong 4 tháng trở lại đây (trên 10.000 xe mỗi tháng) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua xe nhập khẩu.
Tuy nhiên, dù xe nhập đã tăng mạnh nhưng nhiều người vẫn than giá xe vẫn chưa thể giảm.
Giải thích về điều này, nhà sản xuất và nhập khẩu giải thích rằng, giá bán được xác định trên cơ sở cân nhắc toàn bộ các yếu tố tác động đến thị trường ô tô. Một số hãng xe lý giải, trong năm 2017, nhu cầu mua ô tô giảm nên các hãng đã kích cầu bằng cách giảm giá đến mức không có lãi. Do đó, trong 2018, thời điểm thuế nhập khẩu giảm về 0%, các hãng không thể tiếp tục giảm nữa hoặc có khả năng chỉ giảm chút ít.
Bên cạnh đó, những khác biệt về tỷ giá, chi phí phát sinh nằm cảng, vận chuyển, kiểm xe... cũng là lý do để hãng cân nhắc tính giá mới. Với những xe chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu, hoặc xe đời 2017 với đời 2018 đã thay đổi thế hệ mới, nâng cấp công nghệ, kiểu dáng hoặc tăng thêm phụ kiện,… Do đó không thể lấy giá bán của năm 2017 để tiếp tục cấn trừ phần giảm thuế nhập khẩu và thuế TTĐB của năm 2018.
Các doanh nghiệp còn cho rằng chi phí kiểm tra ô tô nhập khẩu theo từng lô cũng là một yếu tố mới tác động lên giá bán...
Không chỉ vậy, khách hàng phải đợi nhiều tháng mới có xe giao, hoặc chấp nhận chi thêm tiền cho đại lý để sở hữu xe trước Tết, đặc biệt với các mẫu xe bán chạy như Honda CR-V, Ford Ranger hay Toyota Fortuner.
Còn không hầu hết đại lý đều trả lời phải chờ tới tháng 3/2019 mới có xe giao, nếu ký hợp đồng mua trong tháng 11/2018.Các mẫu xe như Toyota Rush, Land Cruiser Prado, Honda CR-V, Ranger bản Raptor Toyota Fortuner và Ford Everest đều được bán kèm phụ kiện để lấy xe trước Tết Nguyên đán.
Còn muốn lấy xe trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, chỉ có cách mua lại suất của người đã ký hợp đồng cách đây 2 tháng. Theo lý giải của nhân viên kinh doanh các đại lý ô tô, do mỗi tháng một đại lý chỉ nhận được khoảng 20 xe các phiên bản, có khi chỉ một vài chiếc, trong khi nhu cầu hiện cao gấp 2 - 3 lần, nên không thể đáp ứng đủ.
“Nguyên nhân xe không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng là do gặp khó khăn trong việc nhập khẩu hồi đầu năm, các hãng đã ngừng đặt hàng tại nhà máy ở Indonesia và Thái Lan. Nửa cuối năm, mọi khó khăn được giải quyết, các doanh nghiệp mới tiếp tục đặt hàng trở lại. Nhưng các nhà máy này còn sản xuất xe phục vụ cho nhiều thị trường, không chỉ riêng Việt Nam, nên lượng xe đặt hàng không được nhiều”, trao đổi với SGGP, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Xuất nhập khẩu ô tô Thanh Bình (quận 12) Trần Thanh Bình phân tích.
Theo Môi trường và đô thị