Thời gian thông quan kiểm tra ôtô mới nhập khẩu nguyên chiếc có thể sẽ được rút ngắn.
Tại cuộc làm việc với các bộ ngành về việc sửa đổi điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành ngày 21/8, Chính Phủ đang xem xét lại các yêu cầu về kinh doanh nhập khẩu ôtô, theo hướng giảm bớt các điều kiện bắt buộc. Đáng quan tâm nhất là việc sẽ kiểm tra xe nhập khẩu theo chủng loại thay vì theo lô như tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định 116/2017/NĐ-CP theo hướng nới lỏng kinh doanh nhập khẩu ôtô, các loại xe nhập khẩu sẽ được kiểm tra theo kiểu loại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm thay vì hình thức kiểm tra theo lô như quy định hiện hành.
Chính phủ sẽ nới lỏng kinh doanh nhập khẩu ôtô: Giảm thời gian thông quan - 2
Ngoài ra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, hiện tại Văn phòng Chính phủ đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản báo cáo Thủ tướng sửa Nghị định theo hình thức rút gọn. Nếu kế hoạch thực hiện đúng dự định, cuối tháng 8, đầu tháng 9 sẽ ban hành những quy định mới này.
Hiện tại, tất cả các thương hiệu nhập khẩu xe vào Việt Nam (cho dù nhập khẩu từ bất kể cảng biển nào) đều phải thực hiện giám định, kiểm tra tại trung tâm kiểm tra xe mới duy nhất tại Hà Nội. Đối với từng lô xe, mỗi kiểu loại xe khác nhau đều phải đưa 01 mẫu xe mới làm thủ tục kiểm định khí thải và an toàn. Cùng một loại xe, nhưng khác biệt về động cơ, hộp số hay kiểu dáng đều phải làm thủ tục kiểm định từng loại riêng biệt.
Tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô nhập khẩu:
- Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ: Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài;
- Ôtô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định (Trường hợp mẫu xe không đáp ứng các quy định thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu đó).
- Ôtô nhập khẩu có kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận.
Trong khi đó, kể từ khi Thông tư 20/2012/TT-BCT ra đời, chỉ có các thương hiệu có nhà phân phối chính thức và hoặc đại lí uỷ quyền của các nhà sản xuất mới được phép nhập khẩu xe đã qua sử dụng vào Việt Nam.
Theo Chính phủ
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.