Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2018, nhiều chính sách đối với thị trường ô tô có hiệu lực như: Chính sách thuế nhập khẩu của một số dòng xe từ ASEAN về 0%; thuế tiêu thụ đặc biệt của các dòng xe động cơ dưới 2.0L giảm thêm 5%, Nghị định 116/2017/NĐ-CP và Nghị định 125/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2018.
Các yếu tố này khiến sản lượng ô tô lắp ráp trong nước phục hồi mạnh, tăng khoảng 15,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (trừ xe dưới 9 chỗ ngồi) 6 tháng đầu năm giảm 87,9% so với cùng kỳ năm 2017 còn 2.941 chiếc; xe ô tô dưới 9 chỗ đạt 8.315 chiếc, giảm 68,6%. Thời gian vừa qua, các công ty lắp ráp ô tô tăng cường mở rộng, nâng công suất như Công ty Trường Hải đã khánh thành nhà máy Thaco Mazda, Công ty Huyndai Thành Công mở rộng sản xuất, lắp ráp dòng xe thương mại.
Theo Báo Đầu tư
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Những mẫu xe ô tô lắp ráp được ưa chuộng nhất đang đứng trước cơ hội gia tăng doanh số khi chính thức được giảm 50% lệ phí trước bạ từ Chính phủ.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
KG Mobility, tên gọi mới của SsangYong, vừa ký hợp đồng xuất khẩu xe lắp ráp tại thị trường Việt Nam, với các mẫu xe tập trung ở phân khúc B-SUV, C-SUV và SUV 7 chỗ.
Bộ Tài chính cho rằng, việc giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hiện tại chưa phù hợp.