Nhập khẩu ô tô bất ngờ sụt mạnh sau 2 tháng tăng liên tiếp
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2017, nhập khẩu ô tô về Việt Nam sụt giảm mạnh, sau 2 tháng tăng liên tiếp trước đó (tháng 2 số lượng ô tô nhập khẩu tăng 9,4% so với tháng liền trước đó và tháng 3 tăng trên 39%).
Cụ thể, tháng 4/2017 lượng ô tô nhập khẩu sụt giảm tới gần 38% so với tháng trước đó và trị giá cũng giảm trên 6% (chỉ đạt 6.962 chiếc, trị giá trên 169,5 triệu USD).
Mặc dù lượng ô tô nhập khẩu trong tháng 4 giảm nhưng tính chung cả 4 tháng đầu năm 2017, lượng ô tô nhập khẩu vẫn tăng 15% còn trị giá giảm gần 10% so với 4 tháng đầu năm 2016 (đạt 33.404 chiếc, trị giá trên 663,1 triệu USD).
Trong tháng 4 sở dĩ nhập khẩu ô tô sụt giảm mạnh là do nhập khẩu từ thị trường lớn nhất là Thái Lan giảm rất mạnh (giảm 54% về lượng và giảm 47% về trị giá so với tháng 3/2017). Cụ thể, trong tháng 4 Việt Nam chỉ nhập 1.976 chiếc ô tô từ Thái Lan, trị giá gần 37 triệu USD.
Trong tháng 4, lượng ô tô nhập khẩu từ Pháp, Thái Lan, Ấn Độ về Việt Nam sụt giảm mạnh, trong khi đó lượng ô tô nhập khẩu từ các thị trường Indonesia, Trung Quốc và Canada lại tăng mạnh.
Mặc dù lượng ô tô nhập khẩu từ các thị trường Indonesia, Trung Quốc và Canada tăng mạnh trong tháng 4, nhưng cũng không bù đắp nổi sự sụt giảm rất mạnh từ thị trường Ấn Độ và thị trường Pháp.
Ấn Độ đang từ vị trí thứ 2 về cung cấp ô tô nhập khẩu cho Việt Nam trong tháng 3, đã xuống vị trí thứ 7 trong tháng 4 với chỉ 176 chiếc trị giá 2,3 triệu USD, giảm 94% về lượng và hơn 80% về trị giá. Trong tháng 4/2017 Việt Nam cũng chỉ nhập 1 chiếc ô tô từ thị trường Pháp, trị giá 76.851 USD (giảm tới 83% cả về số lượng và trị giá so với tháng 3).
Với thị trường Đức, lượng ô tô nhập khẩu từ Đức tháng 4 chỉ giảm 1 chiếc so với tháng 3, nhưng do nhập khẩu loại ô tô giá thấp nên kim ngạch giảm mạnh tới 74% (nhập 84 chiếc, tương đương gần 3 triệu USD).
Tuy nhiên, trong tháng 4 nhập khẩu ô tô từ thị trường Trung Quốc lại tăng mạnh nhất so với các thị trường khác, tăng tới 143% về số lượng và tăng 153% về trị giá (với 1.065 chiếc, tương đương trên 41 triệu USD).
Tiêu thụ cũng giảm
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 4/2017, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 21.942 xe, giảm 18% so với tháng 3/2017 và giảm 15% so với tháng 4/2016. Trong đó, gồm 10.705 xe du lịch (giảm 36%); 9.562 xe thương mại (tăng 15%) và 1.675 xe chuyên dụng (giảm 6%). Riêng xe thương mại có doanh số tăng 15%.
Lượng ô tô lắp ráp trong nước cũng giảm mạnh, chỉ đạt 16.453 chiếc, giảm 10% so với tháng 3 và số lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc là 5.489 chiếc, giảm 35% so với tháng 3.
Có thể thấy rằng, lượng tiêu thụ ô tô trong tháng 4/2017 sụt giảm mạnh ở tất cả các dòng xe. Đáng chú ý là lượng xe nhập khẩu cũng giảm đáng kể, điều rất ít khi xảy ra trong những tháng đầu năm 2017 và trong năm 2016.
Tuy nhiên, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 4/2017 vẫn tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xe ô tô du lịch tăng 10%; ô tô thương mại giảm 8% và ô tô chuyên dụng giảm 18%; ô tô lắp ráp trong nước giảm 5% trong khi ô tô nhập khẩu tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về doanh số bán hàng của các doanh nghiệp thành viên VAMA trong tháng 4: công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) tiếp tục dẫn đầu thị trường khi bán được 8.634 xe các loại, chiếm 40,5% thị phần. Toyota Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ hai khi bán được 4.096 xe, chiếm hơn 19,2% thị phần. Vị trí thứ ba là Ford Việt Nam bán được 2.544 xe, chiếm 11,9% thị phần xe cả nước.
Nhìn chung, trong tháng 4, lượng tiêu thụ của hầu hết thành viên VAMA đều giảm so với cùng kỳ năm 2016 cũng như so với tháng 3/2017. Trong đó, một số nhà phân phối lớn, như Thaco, Toyota tiếp tục giảm.
Cụ thể, có đến 2 trong 3 nhà phân phối lớn nhất giảm lượng tiêu thụ so với cùng kỳ năm 2016, và giảm so với tháng 3/2017. Theo đó, Thaco tiêu thụ đạt 8.634 chiếc, chiếm 40,5% tổng lượng tiêu thụ của VAMA, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2016 và giảm 9% so với tháng 3; Toyota đạt 4.096 chiếc, chiếm 19,2% tổng lượng tiêu thụ của VAMA, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2016 và giảm 12% so với tháng 3 (đây là trường hợp rất ít xảy ra đối với 2 nhà phân phối này); chỉ duy nhất Ford đạt 2.544 chiếc, chiếm 11,9% tổng lượng tiêu thụ của VAMA, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 2% so với tháng 3.
Đối với các nhà phân phối còn lại, hầu hết cũng không duy trì được mức tiêu thụ như mong muốn, cụ thể như: GM Vietnam đạt 951 chiếc, giảm 5%; Honda đạt 689 chiếc, giảm 35%; Vinamotor đạt 337 chiếc, giảm so với tháng 3; riêng Mekong không tiêu thụ được sản phẩm nào trong tháng 4/2017.
Theo Infonet
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.