Theo ông Huyên, hiện đang có không ít ý kiến nhận định Việt Nam không thể làm được công nghiệp ôtô và tỏ ra thiếu niềm tin vào những nỗ lực mà các doanh nghiệp như Vinaxuki thực hiện. Điều này theo ông, có lẽ là thiếu công bằng.
Trong thư gửi VnEconomy, ông Huyên cho rằng, “Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để xây dựng một nền công nghiệp công nghệ cao nói chung và ôtô nói riêng xét từ tài nguyên và lao động. Điều kiện cần là chuyển giao (mua) công nghệ”.
Cũng theo vị kỹ sư già, “chiến lược ôtô Việt Nam không phải thất bại, mà cần thêm 15 năm nữa để Nhà nước điều chỉnh chiến lược và chính sách quy hoạch cho phù hợp với thực tế”.
Ông Bùi Ngọc Huyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki).
Chứng minh cho nhận định này, ông Huyên cho biết hiện Vinaxuki đã đầu tư 10 dây chuyền công nghệ cao tại 3 nhà máy ở Hà Nội, Thanh Hóa và Thái Nguyên với nhiều dây chuyền tự động từ thiết kế, luyện đúc hợp kim, gia công khuôn CNC, dập tự động, hàn cắt plasma, laser, sơn tự động. Trong đó, công ty đã nhập khẩu và sử dụng thiết bị, công nghệ của nhiều hãng hàng đầu thế giới như Mitsubishi, ABB, Siemens…
Trước đó, Chủ tịch Vinaxuki cũng đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với phóng viên VnEconomy. Trong cuộc trò chuyện này, ông “cảm thấy buồn” bởi thay vì ủng hộ, động viên thì nhiều người lại đang làm nản lòng những người tâm huyết với ngành ôtô.
“Một số độc giả tin là Vinaxuki không làm nổi việc nội địa hóa các mẫu xe VG và có ý chỉ mua xe ngoại. Vinaxuki xin không tranh luận về điều này, bởi ở Việt Nam bây giờ, người giàu thích xe ngoại, các cô gái đẹp thích lấy chồng Tây, chê hàng ta. Vinaxuki biết điều này và tự nhủ phải sản xuất được ôtô phục vụ đại đa số người dân, nhất là đồng bào có thu nhập thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ…”, bức thư của Chủ tịch Vinaxuki viết.
Về sự “nhỡ nhàng” của mẫu xe VG mà Vinaxuki đã giới thiệu gần 3 năm trước trong khuôn khổ triển lãm Vietnam Motor Show 2012, ông Huyên cho biết hiện công ty đang tiến hành chạy thử nghiệm và hoàn chỉnh với 6 phiên bản động cơ từ 1.0 lít đến 1.8 lít.
Bức thư cũng nêu mục tiêu xuất xưởng mẫu xe này vào đầu tháng 5/2014 và theo kế hoạch, cứ 9 tháng sẽ ra mắt một mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa 43-53%, với “chất lượng và giá cả cạnh tranh”.
Ông Huyên cũng gửi lời cảm ơn đến các độc giả đã quan tâm đến mẫu xe VG nói riêng và Vinaxuki nói chung.
Khu đất của Vinaxuki Thanh Hóa bị thu hồi có thể xem là dấu chấm hết cho dự án sản xuất xe hơi đầy tham vọng của ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch công ty.
Ông chủ Vinaxuki chỉ cần 40 tỷ đồng khôi phục lại toàn bộ máy móc, dây chuyền sản xuất và 20 tỷ nữa để đào tạo cho 5.000 công nhân trong 2 năm. - Kinh tế
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thu hồi 250.452m2 diện tích đất của Công ty TNHH MTV ô tô Vinaxuki Thanh Hóa cho thuê tại xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc giao cho chính quyền địa phương quản lý theo quy định của pháp luật.
Nhà máy ô tô có vốn đầu tư 1.650 tỷ đồng của Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) tại Mê Linh (Hà Nội) có nguy cơ trở thành đống phế liệu, sau nhiều năm bỏ không. Hơn 3 năm nay, Vinaxuki, các ngân hàng là chủ nợ của công ty, đã tìm kiếm và mời chào khách hàng nhưng chẳng ai mua.
Việt Nam vẫn cần phát triển ngành công nghiệp ô tô nhưng chiến lược ấy phải hết sức cụ thể, được tính toán kỹ bởi các nhà chuyên môn.