Việt Nam xuất gì, nhập gì linh kiện ô tô?
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô 8 tháng đầu năm nay tăng đáng kể, đạt 3,35 tỷ USD, trong khi đó giá trị nhập khẩu mặt hàng này đạt 2,27 tỷ USD, về giá trị nội ngành, sản xuất, chế tạo phụ tùng ô tô Việt Nam xuất siêu 1,1 tỷ USD.
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp xe Việt nhập linh kiện, phụ tùng giá 4,2 tỷ USD.
Về mã HS, các doanh nghiệp nhập khẩu linh phụ kiện ô tô Việt Nam chủ yếu nhập khung sườn sắt xi rời và liền khối, động cơ, hệ thống điện, thiết bị điện tử sơn, hệ thống điện. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện tại Việt Nam chủ yếu xuất các mặt hàng như khung xe tải, khung xe khách, săm lốp, hệ thống điện...
Các doanh nghiệp xe Việt hầu như không xuất khẩu linh kiện, cụm linh kiện và hệ thống máy móc.
Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Trong khi đó, nhập khẩu máy móc, động cơ nhiều nhất là từ Hàn Quốc, Nhật Bản; thị trường Trung Quốc và Thái Lan các doanh nghiệp Việt nhập chủ yếu là khung sườn, hệ thống điện, săm lốp.
Thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô Việt Nam chủ yếu sang các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia... Các doanh nghiệp xuất khẩu chính chủ yếu là liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn ngoại hoặc doanh nghiệp Việt như Thaco, Thành Công.
Xuất đi rồi lại nhập về, có nghịch lý
Nhiều người đặt câu hỏi vì sao doanh nghiệp Việt sản xuất được các thiết bị, khung sườn, hệ thống điện, săm lốp nhưng vẫn phải nhập khẩu? Câu trả lời nằm ở chuỗi cung ứng của mỗi hãng xe khác nhau, doanh nghiệp không lọt vào được chuỗi sản xuất, hoặc sản phẩm không phù hợp với mẫu xe, dòng xe mà các hãng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam chọn lựa.
Về tiêu chuẩn sản xuất, các hãng đều theo một tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng chung của Việt Nam, khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, ở một số hãng, họ vẫn sử dụng hệ tiêu chuẩn riêng, chỉ có doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng mới đủ đáp ứng được tiêu chuẩn đó.
Theo một chuyên gia về xe hơi, cùng một sản phẩm như lốp xe, mỗi hãng xe có một chuỗi sản xuất khác nhau. Có hãng sử dụng săm lốp của Michelin, Bridgestone, Goodyear, Maxxis, Yokohama... Mỗi hãng xe sử dụng một mẫu, tiêu chuẩn khác nhau nên nếu doanh nghiệp xuất khẩu không sản xuất sản phẩm cùng thương hiệu, rất được chọn lựa là nhà thầu cung cấp chính.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lựa chọn nhà thầu phụ đều theo chuỗi giá trị tập đoàn của mình. Hầu hết các liên doanh Nhật, Hàn ở Việt Nam đều ưu tiên sử dụng các doanh nghiệp thầu phụ cung cấp linh kiện trong chuỗi sản xuất của chính doanh nghiệp Hàn, Nhật tại Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, nhiều chuỗi sản xuất, doanh nghiệp không cho đối tác ngoài tham gia vào bởi vì họ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp dân tộc. Thậm chí, ngay cả trường hợp sản phẩm của đối tác bên ngoài có hơn về chất lượng nhưng cũng không thể lọt vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị nhằm bảo vệ lợi ích của chính công ty con của mình.
Hiện nay các gara ô tô mọc lên như nấm, hầu như mỗi quận, huyện, tỉnh, thành đều có các xưởng dịch vụ nhưng hầu hết đều dụ dỗ người sở hữu xe nâng cấp lên các món phụ kiện không cần thiết.
Dân chơi đam mê xe độ có hai điều mong muốn hướng tới đó là tốc độ và trang trí. Một trong số đó là tốc độ được chú trọng, đặc biệt là với các mẫu xe theo phong cách street.
Một loại ma túy tự tổng hợp của một bộ phận “dân chơi” Congo đang kéo theo nhiều hậu quả khi nó được tổng hợp từ nhiều loại chất trong đó không thể thiếu muội khói từ ống xả của ô tô.
Xuất khẩu ô tô của Thái Lan sang Việt Nam và 2 thị trường chính khác là Australia và Nhật tăng mạnh trở lại trong tháng 5 đã giúp nước này bù đắp được phần nào tổn thất từ lĩnh vực du lịch.
Kế hoạch tạo ra 'iPhone của ngành ô tô' của Apple có thể khiến ngành xe hơi toàn cầu rung lắc mạnh.