Với việc Bộ Tài chính đề xuất việc giảm 50% lệ phí trước bạ với xe lắp ráp trong nước từ ngày 15/11 đến hết ngày 15/5/2022 khả năng cao sẽ được thông qua nhằm kích cầu tiêu dùng, sử dụng ô tô cái thiện hoạt động kinh sau thời gian ảnh hưởng bởi đại dịch. Việc hỗ trợ này chắc chắn sẽ có tác động rất lớn, đơn cử như năm ngoái khi có hiệu lực, lượng xe bán ra tăng đột biến đặc biệt là các mẫu xe trong tầm giá 500 đến dưới 1.2 tỷ đồng.
Tuy nhiên năm nay, sự đổ bộ của phân khúc xe giá rẻ rất nhiều đơn cử như Kia Sonet, Kia Seltos, Toyota Raize,… hứa hẹn sẽ bùng nổ nhiều hơn trong cuộc đua doanh số.
Toyota Raize bất ngờ mất lợi thế trước Kia Sonet
Sau khi công bô giá bán của Kia Sonet, nhiều người dùng đồng loạt “quay lưng” bởi mức giá cho 2 phiên bản cao nhất có mức giá tương đối cao từ 579 đến 609 triệu đồng. Còn với đối thủ Toyota Raize hiện đang được rất nhiều người quan tâm bởi mức giá ước đoán từ 450 đến 550 triệu đồng.
Nhưng nếu việc giảm 50% lệ phí được thông qua thì chắc chắn giá của Kia Sonet sẽ dễ tiếp cận hơn nhờ mức hỗ trợ trong khoảng từ 27 đến 33 triệu đồng tùy phiên bản. Ngoài ra với lợi thế lắp ráp trong nước nên nguồn hàng sẽ đầy đủ hơn so với việc nhập khẩu trực tiếp như Toyota Raize.
Như vậy với mức giá bán chệch lệch không còn quá lớn thì chắc chắn việc chạy đua trang bị, công nghệ sẽ tạo lợi thế cho từng mẫu xe. Theo truyền thống thì các mẫu xe Hàn Quốc luôn có option được xem là đa dạng hơn so với các xe có thương hiệu Nhật Bản.
Kia Seltos sẽ tạo khoảng cách trước Toyota Corolla Cross
Thời điểm cuối năm 2020, người tiêu dùng chứng kiến cuộc đua doanh số giữa hai mẫu SUV mới là Kia Seltos vs Toyota Cross khi khoảng cách không quá lớn mặc dù giá bán giữa 2 đối thủ này có phần chênh lệch từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Kết hợp với yếu tố hỗ trợ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước thì chắc chắn Kia Seltos sẽ còn bỏ xa Toyota Cross dài hơn trong thời gian tới. Điều này càng dễ hiểu trong lúc thị trường xe có phần ảm đạm thì Kia Seltos là mẫu xe hiếm hoi có con số tăng trưởng dương chưa kể những lần tăng giá bán mới đây. Tính nhanh sau hỗ trợ của Chính phủ thì mức phí trước bạ của Kia Seltos dao động từ 31 đến 44 triệu đồng.
Việc miễn giảm 50% phí trước bạ có thể giúp những cái tên như Hyundai Kona, Ford EcoSport, Peugeot 2008 sẽ cải thiện thêm doanh số và Mazda CX-3, Mazda CX-30 hay Honda HR-V sẽ càng gặp khó bởi đây là những mẫu xe nhập khẩu không được hưởng chính sách này.
Ford Ranger càng thêm nhiều lợi thế
Mặc dù mẫu bán tải này đã và đang làm mưa làm gió trong phân khúc suốt một thời gian dài kể cả trong những thời điểm khó khăn nhưng vẫn đứng top đầu. Với lợi thế chuyển sang lắp ráp trong nước thì thời gian tới doanh số của Ford Ranger sẽ có phần tăng mạnh hơn bởi các đối thủ trong phân khúc đa số đều được nhập khẩu từ Thái Lan.
Ford Ranger hiện có giá bán từ 616 đến 925 triệu đồng, nếu được hưởng chính sách miễn 50% phí trước bạ thì người mua sẽ tiết kiệm khoảng từ 30 đến 55 triệu đồng tùy nơi. Mức giá này vẫn được xe là khá cao trong phân khúc nhưng vẫn khiến các đối thủ khác phải dồn lực khuyến mãi để có thể lấy khách từ mẫu xe Mỹ này.
Toyota Fortuner liệu có làm nên chuyện
Khoảng thời gian gần đây, Toyota Fortuner có sức hút sụt giảm đáng kể mặc dù vẫn đứng đầu thị phần SUV nhưng lại có phần lép vế trước cái đối thủ cùng tầm tiền như Hyundai Santa Fe hay Kia Sorento. Lý do có thể nhận định rằng công năng sử dụng của xe không còn hiệu quả hay các trang bị có phần thua thiệt so với các đối thủ.
Với 5 phiên bản máy dầu được lắp ráp trong nước có mức giá từ 995 đến 1.426 tỷ đồng thì sau hỗ trợ 50% phí trước bạ người dùng có thể tiết kiệm 50 đến 85 triệu đồng. Mức giảm này tuy không quá cao so với giá bán nhưng có thể sẽ giúp mẫu SUV này lấy lại được doanh số, khi thị trường kinh tế đang có những bước phát triển lại sau thời gian tạm ngưng.
Mercedes-Benz vẫn ung dung có thêm lợi thế
Trong khi các thương hiệu xe sang đa phần đều là nhập khẩu nguyên chiếc vừa gửi thư kiến nghị mong muốn được hưởng chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ như xe lắp ráp thì Mercedes-Benz Việt Nam lại khá ung dung thì những dòng sản phẩm chủ chốt đều được lắp ráp trong nước vừa tạo ưu thế về giá bán vừa được hưởng miễn giảm 50% phí trước bạ.
Hiện tại các dòng xe Mercedes-Benz được lắp ráp tại Việt Nam gồm C-Class, GLC-Class, E-Class, S-Class đều có mức giá niêm yết dễ tiếp cận hơn so với các đối thủ như BMW hay Audi. Trong đó Mercedes-Benz C180 AMG có mức giá thấp nhất từ 1.499 tỷ đồng và S 450L Luxury có giá 4.969 tỷ đồng. Như vậy sau ưu đãi 50% phí trước bạ xe có mức giảm dao động từ 75 triệu đến gần 300 triệu đồng.
Như vậy, nếu đề xuất hỗ trợ 50% phí trước bạ được thông qua, thì các dòng xe mới sẽ có lợi thế rất lớn nếu được lắp ráp trong nước so với xe nhập khẩu. Việc này có thể gây ra tiền lệ xấu gây khó khăn cho các dòng xe nhập khẩu. Tuy nhiên hiện tại đa số các dòng xe trên thị trường đều có mức giảm tương đương với giá trị của 50% phí trước bạ.
Với mức giảm còn tốt hơn cả ưu đãi phí trước bạ từ Chính phủ, nhưng hiện nay nhiều đại lý đã bắt đầu cắt giảm khuyến mãi với nhiều lí do khác nhau.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Trong tháng 7 các mẫu của xe Ford tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, một số mẫu xe lắp ráp trong nước sẽ được hưởng ưu đãi kép khi kết hợp với chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Daehan Motors vừa triển khai chương trình ưu đãi cho người dùng khi mua các dòng xe tải Teraco trong tháng 7 này.
Thông tư 44/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.