Tháng trước, Honda và Nissan đã ký một biên bản ghi nhớ để tiến hành sáp nhập, hứa hẹn tạo ra một liên doanh ô tô mới với quy mô lớn. Cùng thời điểm, ngoài thông báo chung giữa hai nhà sản xuất Nhật Bản, một biên bản ghi nhớ thứ hai đã được ký kết bởi Honda, Nissan và Mitsubishi.
Trong biên bản này, Mitsubishi tuyên bố sẽ đánh giá tình hình và tiềm năng liên quan đến việc sáp nhập với Honda - Nissan. Tuy nhiên, truyền thông Nhật Bản mới đây đã đưa tin rằng Mitsubishi Motors (Mitsubishi) quyết định không tham gia sáp nhập. Quyết định này đồng nghĩa với việc Mitsubishi tiếp tục duy trì hướng đi riêng, dù liên doanh giữa Honda và Nissan vẫn có thể trở thành một trong những công ty ô tô lớn nhất ngành.
Theo nguồn tin nội bộ, Mitsubishi sẽ tiếp tục niêm yết trên sàn chứng khoán và hợp tác với Honda và Nissan dưới tư cách độc lập. Hãng cũng duy trì cấu trúc hiện tại và tập trung mở rộng thị phần tại Đông Nam Á trong thời gian tới. Trong thông báo mới nhất, Mitsubishi không phủ nhận thông tin về quyết định này, nhưng cho biết vẫn tiếp tục xem xét các lựa chọn.
Theo giới quan sát, tình hình của Mitsubishi hiện tại khá phức tạp, tạo ra nhiều rào cản cho việc sáp nhập. Trước hết, Nissan hiện là cổ đông lớn nhất của Mitsubishi, sở hữu 24% cổ phần. Renault cũng đang nắm giữ 15% cổ phần của Nissan, trong khi Nissan sở hữu 15% cổ phần của Renault. Thứ hai, Honda được cho là không muốn Renault tham gia vào thương vụ sáp nhập. Cuối tháng 12-2024, khi Honda và Nissan công bố thông tin chung về kế hoạch này, Renault đã bình luận rằng họ sẽ "xem xét tất cả các lựa chọn dựa trên lợi ích tốt nhất cho tập đoàn và các bên liên quan".
Cuối cùng, nhờ vào những thành công gần đây tại Đông Nam Á nhờ các mẫu xe giá rẻ như X-Force, Mitsubishi có đủ tự tin để tiếp tục con đường độc lập. Ngay cả khi duy trì tư cách nhà sản xuất ô tô độc lập, liên doanh Honda - Nissan vẫn có khả năng sở hữu cổ phần Mitsubishi nhờ quan hệ hợp tác sẵn có.
Thương vụ sáp nhập Honda - Nissan là một phần trong nỗ lực tái cơ cấu ngành ô tô Nhật Bản trước những biến động toàn cầu. Đến nay, Toyota vẫn là nhà sản xuất duy nhất chưa tham gia đàm phán sáp nhập. Theo chủ tịch Akio Toyoda, nguyên nhân nằm ở luật chống độc quyền. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, với tiềm lực và quy mô hiện nay, Toyota không nhất thiết phải tính toán sáp nhập, đặc biệt khi đang sở hữu 20% Subaru, 5% Mazda, 5% Suzuki và toàn bộ Daihatsu. Theo kế hoạch, Honda và Nissan dự kiến hoàn tất việc sáp nhập vào tháng 8-2026.
Ngày 23/12/2024, Nissan, Honda và Mitsubishi đã ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) để xem xét khả năng Mitsubishi Motors tham gia vào kế hoạch hợp nhất kinh doanh thông qua việc thành lập một công ty cổ phần chung, tiếp nối MOU trước đó giữa Nissan và Honda.
Sau khi công bố giá bán được ít ngày, Omoda C5 đã có những chính sách mới về giá bán để có tăng sức cạnh tranh trước cái đối thủ.
Dù vẫn đứng đầu thị trường, tuy nhiên sức bán của Mitsubishi có sức bán giảm trong tháng 10, điều này khiến các đối thủ có cơ hội bám sát hơn. Ngoài ra trong tháng này cũng xuất hiện vài cái tên "mới mà cũ".
Mitsubishi Việt Nam vừa giới thiệu những mẫu xe chủ lực cùng các phiên bản đặc biệt kỷ niệm 30 năm với số lượng giới hạn tại VMS 2024.
Sau khi ra mắt thế hệ mới, doanh số Mitsubishi Triton tăng mạnh khi có đến 360 xe bán ra thị trường và như thường lệ Ford Ranger vẫn là cái tên đứng đầu thị phần,