Theo các nhà đầu tư trạm sạc, Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ thị trường xe điện, và TP.HCM là một trong những trung tâm tiêu thụ lớn nhất. Hiện có rất nhiều nhà đầu tư muốn tham gia kinh doanh lĩnh vực trạm sạc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và rào cản khiến các doanh nghiệp chưa thể đầu tư mạnh mẽ và phát triển rộng khắp.
Theo một giám đốc công ty đầu tư trạm sạc tại TP.HCM, các quy định pháp lý về đầu tư trạm sạc điện công cộng còn hạn chế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình xin giấy phép và triển khai dự án. Chẳng hạn, khi đăng ký địa điểm kinh doanh trạm sạc xe điện tại nơi công cộng thì được phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM phản hồi phải chờ phản hồi của các sở ban ngành khác và chính quyền tại địa phương đặt trạm sạc.
Doanh nghiệp không biết chờ đến khi nào, trong khi đơn vị cho thuê mặt bằng làm trạm sạc lại hối thúc. Vì vậy việc cần thiết lúc này là TP.HCM cần có quy định, hướng dẫn cụ thể về thời gian xét duyệt hồ sơ và đơn giản hóa các thủ tục. Việc này tránh thủ tục đi lòng vòng, doanh nghiệp xin giấy phép mấy tháng hoặc cả năm không xong.
Bên cạnh đó, theo vị này, hiện nay chưa có nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư vào hạ tầng trạm sạc. Mạng lưới điện TP cũng chưa được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sạc đồng thời của nhiều xe điện, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư. Các chính sách hỗ trợ giá điện cho trạm sạc cũng chưa có.
Trong khi đó để khuyến khích người dân chuyển đổi sang xe điện, cần có một mức giá hợp lý dành cho việc sạc pin và quá trình sạc phải thực sự thuận tiện, nhanh chóng. Nếu áp dụng đơn giá điện kinh doanh cho trạm sạc thì các doanh nghiệp đầu tư trạm sạc gần như không có lãi, thậm chí có thể lỗ vốn.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện đơn vị đang nghiên cứu thêm về việc phát triển hệ thống trạm sạc điện ở TP.HCM trong đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông. Đồng thời sở cũng đã có văn bản gửi Sở Công Thương TP.HCM đề nghị hỗ trợ hướng dẫn thực hiện vấn đề này.
Theo đó, Sở Công Thương TP sẽ hỗ trợ xác định khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phù hợp với kế hoạch, lộ trình chuyển đổi phương tiện giao thông điện theo các kịch bản và từng giai đoạn phát triển giao thông điện.
Đồng thời hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật, cung cấp quy định liên quan đến việc lắp đặt trạm/trụ sạc điện cho ô tô, xe máy trên địa bàn TP... Bên cạnh đó chỉ đạo Tổng công ty Điện lực TP.HCM có phương án dự trù cấp điện phù hợp, hỗ trợ đấu nối hạ tầng lưới điện phục vụ hệ thống trạm sạc điện.
Hện TP đang khuyến khích phát triển xe điện, đặc biệt là đối với loại hình xe công cộng như xe buýt, taxi.... Tuy nhiên để thu hút người dân chuyển đổi phương tiện, nhà đầu tư tham gia đầu tư lĩnh vực này đòi hỏi các cơ chế chính sách hỗ trợ cần được xây dựng kịp thời.
Bên cạnh đó, TP.HCM cần khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia cung ứng xe điện để đảm bảo cạnh tranh. Trong đó thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng hệ thống trạm sạc công cộng để đảm bảo thuận tiện cho người dân.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
VinFast công bố khởi công nhà máy sản xuất xe điện tại bang Bắc Carolina vào ngày 28/7. Đây sẽ là cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Bắc Carolina, đóng góp vào nguồn cung xe điện cho thị trường Bắc Mỹ, thúc đẩy cuộc cách mạng giao thông xanh toàn cầu.
Gần đây, các diễn đàn mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh loạt xe máy điện VinFast được chuẩn bị để hoạt động dịch vụ xe công nghệ tại Hà Nội.
Việc so sánh chi phí thuê pin và mua pin xe máy điện VinFast giúp người dùng dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
Sau khi chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ có hiệu lực, kết quả kinh doanh của thị trường ô tô trong tháng 6 đã có những chuyển biến mang tính tích cực, tuy nhiên vẫn chưa mạnh như những lần áp dụng trước.