Trong đó, các quy định tại bản dự thảo này được xây dựng theo hướng siết chặt các điều kiện nhập khẩu, đăng ký đối với ôtô, môtô về nước theo diện tài sản của Việt kiều hồi hương.
Đáng chú ý là về vấn đề chuyển nhượng. Trong phần quy định về chính sách thuế, bản dự thảo nêu rõ trường hợp Việt kiều sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký lưu hành phương tiện nhưng không sử dụng mà thực hiện bán, cho, biếu, tặng (gọi tắt là chuyển nhượng) thì khi thực hiện việc chuyển nhượng sẽ phải kê khai thay đổi mục đích sử dụng và nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt chênh lệch tăng (nếu có), thuế giá trị gia tăng tại cơ quan hải quan nơi cấp giấy phép nhập khẩu.
Riêng thuế suất để tính thuế nhập khẩu sẽ “không phân biệt hàng hoá khi nhập khẩu ban đầu là hàng hoá mới hay đã qua sử dụng áp dụng theo mức thuế suất của hàng hoá mới tại thời điểm đăng ký lại tờ khai mới”.
Như vậy, có thể xem đây là một động tác “khóa cửa” đối với hoạt động chuyển nhượng các loại xe của Việt kiều hồi hương. Bởi thực tế, tình trạng các loại ôtô, môtô có giá trị cao nhập khẩu theo diện tài sản Việt kiều hồi hương thời gian qua có xu hướng tăng mạnh và trong đó, không ít xe sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký đã được chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định: công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép hồi hương sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu ôtô, môtô theo chế độ tài sản di chuyển có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan thuế địa phương và đăng ký lưu hành để sử dụng tại cơ quan công an theo quy định; họ tên, địa chỉ thường trú của chủ sở hữu xe trên giấy đăng ký lưu hành là họ tên, địa chỉ thường trú trên giấy phép và tờ khai nhập khẩu do cơ quan hải quan cấp và làm thủ tục nhập khẩu; không được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam khi chưa kê khai, nộp lệ phí trước bạ và đăng ký lưu hành theo quy định.
Về điều kiện nhập khẩu, dự thảo nêu rõ ôtô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện “đã đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) ít nhất là 6 tháng, chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km và không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ôtô về đến cảng Việt Nam”.
Trong khi đó, môtô nhập khẩu “phải được đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) trước thời điểm công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép hồi hương hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam được xác định trên sổ hộ khẩu thường trú do cơ quan công an cấp; xe phải thuộc loại được phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam; không quá 3 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm môtô về đến cảng Việt Nam”.
Volkswagen Tiguan Allspace tiếp tục giảm mạnh gần 400 triệu đồng, nhờ đó mà giá bán thực tế của mẫu SUV 7 chỗ này được xem gần như chạm đáy kể từ khi mở bán tới nay.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Kể từ 1/7 các dòng xe lắp ráp trong nước sẽ được hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ trong nước, tuy nhiên các dòng xe nhập khẩu không được hưởng ưu đãi này buộc phải tự giảm giá để đẩy đi lượng hàng còn tồn lại.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Trước đó nhà phân phối mẫu xe Hyundai Creta đã công bố kế hoạch chuyến sang lắp ráp mẫu xe này thay vì nhập khẩu như trước.