Theo đó, với quy định tại Thông tư liên tịch số 24 do liên Bộ Y tế - GTVT mới ban hành, các cơ sở đào tạo lái xe trong quá trình tiếp nhận hồ sơ của người học phải kiểm tra, rà soát chặt hồ sơ, điều kiện học lái xe cơ giới đường bộ; chỉ tiếp nhận giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe cho người lái xe.
Bên cạnh đó, bản thân người học lái xe phải trực tiếp đến nộp hồ sơ, để cán bộ tiếp nhận hồ sơ trao đổi thông tin, ghi nhận tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp giấy khám sức khoẻ nào không hợp lệ hoặc đáng nghi vấn thì sẽ được chuyển đến cơ quan chức năng để xác minh hoặc trưng cầu giám định.
Ngoài ra, trong quy định mới này còn đề cập đến quy trình khám sức khoẻ, người tham gia phải được khám mắt, khám tai và cả thử nước tiểu nhằm đảm bảo người học lái xe cơ giới đường bộ có giấy khám đủ điều kiện sức khỏe và đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
Từ năm 2022, một số các quy định liên quan đến việc học, thi sát hạch và sử dụng bằng lái xe ô tô sẽ có thay đổi theo Thông tư 01/2021/TT-BGTVT và Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Lời đồn về phí học lấy giấy phép lái xe (GPLX) tăng lên từ 20-30 triệu đồng, bắt đầu từ ngày 1.5 - khi Thông tư 38 có hiệu lực, khiến “bầu đoàn thê tử” kéo nhau đi nộp hồ sơ.
Nếu bạn đang có ý định học lái xe ô tô nhưng chưa biết mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu. CafeAuto sẽ giúp bạn hình dung được việc học lái xe ô tô thông qua hình ảnh, từ đó giúp bạn đọc không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu đi tập lái trên thực tế.
Các chuyên gia pháp luật cho biết thông tin buộc tăng học phí để lấy bằng lái ô tô lên đến 30 triệu đồng từ ngày 1.5.2020 là chưa đúng.
Nếu bạn đang có ý định học lái xe ô tô nhưng chưa biết mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu. CafeAuto sẽ giúp bạn hình dung được việc học lái xe ô tô thông qua hình ảnh, từ đó giúp bạn đọc không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu đi tập lái trên thực tế.